Viết đoạn văn chỉ ra những chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng và nêu ý nghĩa của những chi tiết đó>
Tải vềCác chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
- Viết một đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc ÂnViết đoạn văn kể chuyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, giết giặc Ân
- Viết một đoạn văn (5 đến 7 câu) nói về hình ảnh thánh Gióng ra trận đánh giặc
- Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng
- Em hãy viết đoạn văn nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng trong truyền thuyết cùng tên của người Việt Nam
- Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc 2 văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
- Qua truyện Thánh Gióng đã học, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta khi đất nước có ngoại xâm
Bài mẫu 1
Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao động rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.
Bài mẫu 2
Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều chi tiết đặc biệt mang ý nghĩa sâu sắc. Đầu tiên là hình ảnh cậu bé lên ba nhưng không biết nói, cười, hay đi, bỗng cất tiếng đòi đi đánh giặc khi nghe tin đất nước lâm nguy. Điều này thể hiện tiềm năng to lớn trong con người Việt Nam, chỉ cần có hoàn cảnh phù hợp sẽ bừng sáng để bảo vệ quê hương. Tiếp đó, chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, tượng trưng cho sức mạnh phi thường và sự chuẩn bị thần tốc để đối phó với ngoại xâm. Hình ảnh ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt, cùng ngọn tre làm vũ khí, thể hiện sự sáng tạo và tinh thần đoàn kết của nhân dân trong chiến đấu. Cuối cùng, Thánh Gióng bay về trời sau khi đánh tan giặc cho thấy sự hóa thân của Gióng thành biểu tượng bất tử, tượng trưng cho lòng yêu nước, sự kiên cường và tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Những chi tiết này không chỉ làm nên giá trị kỳ ảo của truyền thuyết mà còn gửi gắm thông điệp sâu sắc về sức mạnh và khát vọng bảo vệ độc lập dân tộc.
Bài mẫu 3
Truyền thuyết Thánh Gióng chứa đựng nhiều chi tiết đặc biệt mang giá trị biểu tượng sâu sắc. Chi tiết cậu bé Gióng sinh ra kỳ lạ, ba tuổi vẫn chưa nói, chưa cười, nhưng lại cất tiếng khi đất nước cần, biểu hiện cho sức mạnh tiềm tàng trong con người và dân tộc Việt Nam. Sự lớn lên thần kỳ, ăn nhiều, lớn nhanh, chuẩn bị ra trận trong thời gian ngắn thể hiện tinh thần sẵn sàng hy sinh, cống hiến hết mình vì tổ quốc. Hình ảnh roi sắt gãy và Gióng dùng tre làng để chiến đấu gợi lên ý chí kiên cường, sáng tạo và sự kết hợp hài hòa giữa sức mạnh thần kỳ và sức mạnh nhân dân. Cuối cùng, việc Thánh Gióng cưỡi ngựa bay về trời là biểu tượng cho sự hóa thân của người anh hùng dân gian thành bất tử, luôn sống mãi trong lòng nhân dân. Những chi tiết này không chỉ làm nên vẻ đẹp huyền thoại của câu chuyện mà còn gửi gắm thông điệp về lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và khát vọng bảo vệ quê hương, đất nước.
- Viết đoạn văn có sử dụng thành ngữ thể hiện cảm nhận của em về lịch sử đất nước sau khi đọc 2 văn bản Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm
- Qua truyện Thánh Gióng đã học, em có suy nghĩ gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta khi đất nước có ngoại xâm
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Thánh Gióng
- Viết đoạn văn kể về một sự việc trong truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
- Viết một đoạn văn giới thiệu về nhân vật Sơn Tinh
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6