Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức Tổng hợp 50 bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6

Tả cảnh sinh hoạt gói bánh chưng ngày Tết lớp 6


1. Dàn ý chi tiết 1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh gói bánh chưng ngày Tết Năm nay, cả nhà em sẽ về ăn tết ở quê nội. Từ ngày 26, cả gia đình đã bắt khởi

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu về cảnh gói bánh chưng ngày Tết

Năm nay, cả nhà em sẽ về ăn tết ở quê nội. Từ ngày 26, cả gia đình đã bắt khởi hành bắt đầu chuyến đi về quê nhà ông bà nội ở Bắc Ninh. Đó cũng là lần đầu tiên trong cuộc đời em được tham gia gói bánh trưng cùng với gia đình và tự tay gói nên những chiếc bánh chưng xanh vuông vắn, đẹp đẽ như thế.

2. Thân bài:

– Có những ai tham gia gói bánh chưng?

+ Mọi người trong gia đình em đều tham gia gói bánh trưng: bố mẹ, ông bà, cô gì, anh chị…

- Trướ khi gói bánh:

+ Lũ trẻ chúng em được phân đi rửa và lau lá dong.

+ Mẹ ngâm gạo nếp, đỗ xanh, ướp thịt chuẩn bị gói bánh.

– Các bước gói bánh trưng như thế nào? Ai làm việc gì?

+ Mọi người cho các nguyên liệu vào trong khuôn, sau đó nhanh chóng gói ghém và buộc dây cố định trên những chiếc bánh chưng có khuôn hình vuông vắn.

+ Khi những chiếc bánh trưng xanh đã được gói xong, bà em phụ trách công đoạn xếp bánh vào nồi gang, đun trên bếp củi.

+ Sau khi bánh chín, bố và ông cùng phụ trách vớt bánh ra và ép khuôn lần nữa để bánh ráo nước và vào khuôn vuông thật đẹp.

– Không khí, cảm xúc khi mọi người có bánh: vui vẻ, hạnh phúc.

3. Kết bài: Cảm nhận kỉ niệm gói bánh chưng ngày Tết.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Hàng năm vào ngày 28 tháng Chạp, gia đình em thường quây quần bên nhau để gói bánh chưng cho ngày Tết. Bất kể công việc bộn bề thế nào, vào ngày này, mọi người đều được quây quần để tận hưởng khoảng thời gian bên gia đình. Điều này khiến em mong chờ dịp Tết vô cùng.

Ngày Tết, mọi người trong gia đình tất bật chuẩn bị cho phong tục gói bánh chưng. Bà và mẹ đi chợ mua nguyên liệu gói bánh, còn ông nội và bố thì dọn nồi bánh to tướng của gia đình. Em được phân công rửa lá dong, công việc mà em đã biết làm từ khi còn bé, để chuẩn bị cho công đoạn gói bánh. Vào dịp Tết, được cùng mọi người làm việc, em thấy thích thú và háo hức vô cùng.

Khi mọi công tác chuẩn bị đã được thực hiện xong thì ông nội em bắt đầu gói bánh. Đầu tiên, ông sử dụng những chiếc khuôn hình vuông để tạo hình cho chiếc bánh. Cách này sẽ giúp bánh giữ được hình dạng vuông vức và không bị méo mó. Tiếp theo, ông xếp từng chiếc lá dong vào khuôn, sau đó đổ một lớp gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh lên trên. Cuối cùng, ông sẽ dùng lạt mềm để buộc chặt chiếc bánh lại. Công đoạn gói bánh tuy đơn giản nhưng để tạo ra một chiếc bánh chưng đẹp đòi hỏi sự kiên nhẫn, cẩn thận và rất nhiều kỹ năng. Khi gia đình gói bánh cùng nhau, mọi người thường trò chuyện và cười đùa rất vui vẻ.

Đối với em dịp Tết nguyên đán thật đặc biệt vì em được về quê, dành thời gian bên gia đình nhiều hơn. Em sẽ không bao giờ quên cảm giác hạnh phúc khi được đoàn tụ với những người thân yêu của mình.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Vậy là sắp đến Tết, dịp mà ai ai cũng mong chờ. Đối với mỗi người, Tết lại đẹp theo một cách riêng. Em thích nhất khoảnh khắc cả gia đình sum vầy, cùng nhau gói bánh chưng ngày Tết.

Sau những tháng ngày làm việc và học tập căng thẳng, gia đình em chỉ chờ đợi Tết đến để được về quê thăm ông bà. Năm nào em cũng hào hứng, hân hoan trong suốt chuyến xe đi về quê. Khoảnh khắc nhìn thấy ông bà đang đợi sẵn ở đầu ngõ, em xúc động vô cùng.

Cứ đến ngày 28 Tết, cả nhà lại quây quần gói bánh chưng. Ông em được mệnh danh là nghệ nhân gói bánh trong làng. Bánh chưng tự tay ông làm có hương vị rất đặc biệt. Tay ông thoăn thoắt xếp từng tấm lá dong lên khuôn bánh. Sau đó, từng nguyên liệu một được đổ đầy vào trong khuôn. Ông khéo léo gấp lá dong và dùng sợi lạt để buộc bánh. Chẳng mấy chốc mà chồng bánh cao dần, cao dần lên. Anh trai cùng em phụ trách canh bếp lửa. Hai anh em trong lúc chờ bánh chín nói không biết bao nhiêu là chuyện. Sau sáu tiếng, một mùi hương thơm phức xộc lên mũi. Bánh chưng ở quê khác hẳn với thành phố. Khuôn bánh nhỏ nhưng hương vị lại đậm đà và ngon hơn. Ai nấy đều xuýt xoa khen ông nội khéo gói bánh.

Gói bánh chưng ngày Tết là một phong tục truyền thống ý nghĩa, cần được gìn giữ bởi: "thấy bánh chưng là thấy Tết". Ngày Tết sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi bánh chưng xanh.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của người dân Việt Nam. Nó thường được làm từ gạo, thịt mỡ và ăn kèm với hành ngâm trong dịp Tết Nguyên đán. Vào những ngày cuối năm, gia đình tôi quây quần bên nhà ông bà để cùng nhau gói bánh chưng, và đó là một trong những điều tôi mong chờ nhất mỗi năm.

Ông nội em được biết đến là người gói bánh chưng khéo nhất làng. Bánh chưng do chính tay ông làm có hương vị rất đặc biệt. Ông xếp từng tờ lá dong lên khuôn bánh. Sau đó, ông lần lượt đổ nguyên liệu vào khuôn. Ông khéo léo gấp lá dong và dùng lạt lạt để buộc bánh. Chẳng mấy chốc, chồng bánh ngày càng cao. Tôi và anh tôi phụ trách canh lửa trong khi ông nội và cùng bố và chú tôi uống trà, nói chuyện. Sau sáu giờ, một mùi hương thơm nức mũi tràn ngập không gian. Trong tiềm thức của em, bánh chưng ở quê khác với bánh chưng ở thành phố. Khuôn bánh nhỏ hơn nhưng hương vị đậm đà, thơm ngon hơn. Nhiều người nói rằng chưa bao giờ được ăn bánh chưng nào ngon như bánh chưng mà ông nội em đã làm.

Phong tục gói bánh chưng vào dịp Tết là một cách đặc biệt để kỷ niệm ngày lễ truyền thống của Việt Nam. Em hy vọng rằng truyền thống này sẽ được lưu truyền mãi tới các thế hệ mai sau.

Bài tham khảo Mẫu 1

"Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh"

Tết về mang theo không khí hân hoan với những nét văn hóa đặc trưng không thể thiếu. Tết năm nay, em đã có một trải nghiệm thú vị đó là được tham gia gói bánh chưng để tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn vào ngày hội "Xuân yêu thương, Tết sum vầy" của trường tổ chức.

Chiều hai mươi tư Tết, các cô giáo đã đi chợ để mua các nguyên liệu để gói bánh: gạo nếp, đỗ xanh, thịt, hàng, lá dong, lạt buộc. Sau khi mua về, lá dong, gạo nếp, đỗ xanh được vo rửa sạch sẽ, để vào rổ cho ráo nước. Thịt mỡ được các thầy cô đem đi rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, rồi còn ướp thêm một chút muối, tiêu và hành. Tới chiều, chúng em cùng nhau gói bánh chưng trước hiên nhà, không khí thật đầm ấm. Thầy giáo làm từng bước rất chậm để em quan sát và làm theo. Những chiếc lá dong được thầy căn gấp rồi cắt gọn gàng. Trước tiên em đặt lạt dưới khuôn, lấy hai chiếc lá xếp vào khuôn theo sự hướng dẫn của thầy, sau lót thêm một vài chiếc lá bên dưới. Sau đó, lần lượt cho các nguyên liệu là một lớp gạo nếp, một lớp đỗ và vài miếng thịt rồi lại tiếp tục phủ một lớp đỗ, gạo nếp lên, đặt thêm mấy lá dong rồi gói lại, vừa gói vừa nắn sao cho chiếc bánh thật vuông vức. Bước cuối cùng là lấy lạt tre buộc lại sao cho thật chắc, tránh khi luộc lá bị bung ra.

Sau một khoảng thời gian khá lâu, em mới gói xong chiếc bánh của mình. Cô giáo ngồi bên cạnh hỗ trợ em buộc lạt, cô còn kể lại câu chuyện bánh chưng bánh giầy xa xưa cho chúng em nghe. Chiếc bánh đầu tiên em gói không được cân đối cho lắm nhưng em vẫn thấy rất vui vì được tham gia cùng các thầy cô và các bạn. Hơn cả đấy chính là em được làm việc có ích, giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn có một cái Tết đầm ấm hơn.Trải nghiệm gói bánh chưng giúp em hiểu hơn về Tết cổ truyền của dân tộc. Cũng nhờ có trải nghiệm này, em đã có những giây phút vui vẻ, ấm áp bên thầy cô bạn bè, em cũng thêm yêu hơn những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.

Bài tham khảo Mẫu 2

Năm nay, bố mẹ em có thời gian rảnh, nên đã quyết định sẽ tự mình gói bánh chưng để thờ cúng tổ tiên và ăn trong những ngày Tết.

Nghe quyết định ấy của bố, em phấn khích lắm. Bởi vì từ bé đến lớn, em đã được đọc, được nghe kể, được xem rất nhiều hình ảnh cả gia đình quây quần gói rồi nấu bánh chưng rất ấm áp, hạnh phúc. Nay cuối cùng cũng được thử, em sung sướng mãi không thôi. Hôm cùng mẹ đi mua nguyên liệu, em cẩn thận ôm bó lá dong trên tay vì sợ làm rách lá. Về nhà, em thích thú nhìn mẹ thái thịt, ướp gia vị rồi ngâm đỗ, ngâm nếp. Bố thì rửa sạch lá, rồi cắt thành các đoạn vừa đủ để sử dụng. Em thì ngồi tước và cắt các đoạn dây thành từng đoạn bằng nhau theo độ dài bố bảo. Loay hoay như thế, đế hết buổi trưa thì khâu chuẩn bị mới xong.

Tiếp theo, chính là công đoạn gói bánh. Nhìn bố gói, em cảm thấy khâm phục không thôi, bởi bố điệu nghệ quá. Bàn tay bố thoăn thoắt gấp lá, cho nhân vào rồi gói lại, thắt dây như một người thợ làm bánh vậy. Từng chiếc bánh qua tay bố đều vuông vức, to như cái đĩa. Em cũng đã được bố dạy và hướng dẫn gói bánh. Chính tay em đã gói hai cái bánh chưng đấy. Tuy không đẹp nhưng chắc chắn là nó rất ngon. Chỉ có lúc buộc dây là em chật vật mãi, phải nhờ đến sự can thiệp của bố thì mới xong được.

Khi bố mang bánh đi nấu ở sau vườn, em mong lắm. Ngồi cạnh bếp lửa, em vừa nhìn nồi bánh, vừa lắng nghe bố kể những câu chuyện về ngày Tết lúc bố còn bé. Nghe những điều vừa lạ vừa quen ấy, khiến em cảm thấy nôn nao vô cùng. Một lát sau, mẹ mang ra rất nhiều xiên thịt, rau củ để nướng. Cả nhà có một bữa tối no nê bên bếp lửa ấm nồng. Đến khuya, khi em gần ngủ quên thì bánh chín. Bố gắp từng cặp bánh ra để ở mâm cho nguội và ráo nước. Hai chiếc bánh mà em gói đã được đem ra để thưởng thức đầu tiên. Tuy hơi xấu xí, nhưng bên trong vẫn ngon và dẻo lắm. Được bố mẹ khen mà em đỏ hết cả mặt.

Trải nghiệm tự gói bánh chưng ngày hôm ấy là một trải nghiệm hết sức tuyệt vời. Em được cảm nhận rõ hơn bao giờ hết bầu không khí tấp nập, rộn ràng của ngày Tết. Có lẽ niềm vui và nôn nao ấy chỉ hiện hữu rõ nét khi ta chính tay chuẩn bị những món đồ cho ngày lễ quan trọng này.

Bài tham khảo Mẫu 3

Theo thông lệ hằng năm, cứ vào sáng 29 Âm Lịch, bố em sẽ gói bánh chưng để thắp hương ông bà và cho cả gia đình ăn trong dịp Tết Nguyên Đán.

Gói bánh chưng là việc mà em luôn ngóng đợi mỗi mùa Tết, bởi lúc này không khí Tết đã sôi sục lắm rồi. Sáng đó, em dậy từ sớm, ăn sáng và chạy theo bố ra sân gói bánh. Nào lá dong, gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, lạt mềm đều đã được bố chuẩn bị từ tối trước, giờ chỉ việc gói thôi. Trước đó, bố không quên bảo em vảo nhà, mở mấy bài nhạc xuân lên nghe cho càng thêm có không khí Tết.

Bố em gói bánh điệu nghệ lắm, chẳng cần khuôn đâu. Từ mấy chiếc lá xếp lên nhau, bố cho nhân vào đầy ú ụ. Một lớp nếp mỏng, dàn đều, đổ lên nắm đỗ xanh, thêm lớp thịt lợn nạc mỡ có đủ dày, rồi lại đỗ xanh, gạo nếp. Sau đó, bố khéo léo gấp lá lại, buộc thật chặt bằng dây lạt tước mỏng. Bố vuốt gập mấy cái, thế mà thành cái bánh chưng vuông vức, thần kì vô cùng. Vừa gói, bố vừa kẻ cho em nghe chuyện Tết ngày xưa.

Rằng bố đi học thì mong Tết thế nào. Bánh chưng ngày ấy có phần nhân ra sao. Kẹo mứt hồi đó bà nội tự làm như thế nào. Ôi, cuốn hút vô cùng. Đến cuối, còn dư một phần nhân và lá, bố đã làm cho em ba chiếc bánh chưng nhỏ bằng bàn tay, thích lắm. Chỉ mong sao, bánh chín thật nhanh, để em được ăn thử ngay mấy chiếc bánh nhỏ xíu đó. Phải công nhận rằng, những cái bánh nhỏ được ăn thử trước ấy, luôn là những chiếc bánh chưng ngon nhất.

Buổi gói bánh chưng của nhà em là như thế đó. Tuy bình dị, nhưng vui vẻ, ấm cúng vô cùng. Chính nhờ có những dịp như thế, mà em và bố được ngồi tâm sự với nhau lâu hơn và càng thêm thấu hiểu, yêu thương nhau thêm.


Bình chọn:
3.8 trên 5 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí