Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6>
Con cò mà đi ăn đêm Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Ông ơi! Ông vớt tôi nao, Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Mẫu 1
Trong ca dao, con cò chính là hiện thân của những người nông dân lao động bình thường: chất phác, siêng năng, cần mẫn, trải qua nhiều vất vả cheo leo. Bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm mượn tiếng kêu thương của con cò khi lâm nạn để nói về con người lao động với phẩm chất vốn có của họ: chết vinh còn hơn sống nhục. Con cò trong bài ca dao này là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân một nắng hai sương. Đó là những người dân lao động bình thường chịu khó. Bất hạnh của con cò lộn cổ xuống ao cũng là sự bất hạnh, hoạn nạn của nhân dân lao động trước sự áp bức bóc lột sưu cao thế nặng trong xã hội cũ. Lời van xin của cò mang nhiều trắc ẩn, người lao động Việt Nam sống cuộc đời bần hàn lam lũ. Đôi khi họ trở thành con cò mà đi ăn đêm, nhưng dẫu xa vào cạm bẫy, bùn nhờ thiif họ vẫn tha thiết với cuộc sống tha thiết, thanh cao.
Mẫu 2
Đọc bài ca dao, ta thấy có cả thơ, cả truyện. Hình tượng con cò được xâu dựng giàu ý nghĩa, gợi cảm mà vẫn mang được những triết lí sâu xa. Không một lời bình, tác giả dân gian đã tái hiện tai nạn của con cò cũng chính là nói đến những tai nạn, rủi ro của kiếp người. Tiếng kêu cứu của con cò mới thảm thiết làm sao. Lạc giọng, đứt đoạn, tiếng kêu của sự tuyệt vọng, bấu víu vào rủi may. Tiếng kêu của cò xoáy vào đêm sâu, xoáy vào lòng tác giả và người đọc. Cản thông sâu sắc, tác giả cũng tưởng tượng, tái hiện tiếng kêu cứu của cò với tất cả nỗi đau đớn. Và nỗi đau đớn của kiếp cò ấy gieo vào lòng ta sự ngậm ngùi khi liên tưởng đến kiếp người. Những người lao động trong xã hội xưa cũng bị nhấn chìm trong đói khổ, trong áp bức, nô lệ, trong, trong màn đêm mịt mù bế tắc không tìm nổi ánh sáng, lối đ. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, khát vọng được sống, bản năng sinh tồn vẫn tha thiết gọi cò. Bởi thế, nó vẫn thèm được sống, được cứu vớt cho dù hi vọng đó thật mong manh. Và tận cùng trong nỗi sợ hãi, trong bế tắc, cò vẫn hiểu được tình thế oái oăm của mình. Cạnh nỗi xót xa cho kiếp cò, kiếp người, ta thấy khâm phục vô cùng những người lâm nạn ấy. Khi lựa chọn đến cái chết và cách chết của cò cho ta thấy cái cao thượng và thành thực, đáng thương và đáng trọng, sự lựa chọn của cò đem đến cho ta niềm tự hào, niềm kiêu hãnh về phẩm chất con người. Những người lao động bình thường, chân chất, những con người thô mộc chân quê lại vô cùng ngạo nghễ, kiêu hãnh khi cần bảo vệ nhân phẩm của mình.
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Trâu ơi ta bảo trâu này lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài ca dao: Lúa xanh, xanh mướt đồng xa lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài ca dao: Cánh cò cõng nắng qua sông lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài ca dao: Gió đưa cành trúc la đà lớp 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6