Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Kết nối tri thức Bài 5: Những nẻo đường xứ sở - Văn mẫu 6 Kết nối ..

Từ văn bản Cửu Long Giang ta ơi, viết đoạn văn nêu cảm nhận về hình ảnh dòng sông Cửu Long

Tải về

Đi khắp dải đất cong cong hình chữ S, có biết bao dòng sông hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

        Đi khắp dải đất cong cong hình chữ S, có biết bao dòng sông hội tụ để cất lên câu hát yêu thương, để suy tưởng nguồn cội, để gợi nhớ tuổi thơ êm đềm. Những dòng sông đã chắp cánh cho các thi nhân bay lên cùng với cảm hứng yêu nước, thương nòi. Dòng sông Cửu Long trong “Cửu Long Giang ta ơi” là một dòng sông như thế. Sông Mê Kông đến với cậu học trò mười tuổi từ trong lớp học lớn lao, từ nơi bản đồ kì diệu, cậu bé bắt gặp dòng sông mông mênh khiến tim đập mạnh không sao hiểu được. Dòng sông xuất hiện trong vẻ đẹp kì vĩ, hoang sơ của thiên nhiên với “cây lao lá đổ”, “tan hoang dứa mật”. Dòng sông được nhân hóa với tiếng hát, với âm thanh ngợi ca trong tình yêu thương, niềm tự hào của thiên nhiên, xứ sở. Và dòng sông ấy mang hơi thở, linh hồn của một người mẹ, một người mẹ đã quặn đau và sinh ra “chín nhánh sông vàng”, chính là dòng Cửu Long giang của chúng ta. Tác giả đã viết về dòng sông bằng tất cả niềm tự hào của người con yêu nước. Cửu Long giang – đó không chỉ là dòng sông bồi đắp phù sacho nhuận màu hoa trái, đó còn là dòng sông của niềm tự hào, của tình yêu nước mãnh liệt và thiết tha, nồng hậu.

Bài mẫu 2

Bài thơ “Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng gửi gắm nhiều thông điệp giá trị. Mở đầu bài thơ, tác giả miêu tả hình ảnh của một lớp học, rồi mở rộng ra là cả một dòng sông rộng lớn. Tôi có thể cảm nhận được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy. Người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng thơ cuối, tuy nhiên ở những dòng cuối lại không xuất hiện. Lí do không phải người thầy bị lãng quên mà vì thầy giáo đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Hình ảnh tấm bản đồ đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Bài thơ đã thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

Bài mẫu 3

“Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng khiến tôi cảm thấy vô cùng ấn tượng. Mở đầu bài thơ, tôi hình dung ra khung cảnh của một lớp học, rồi dần mở rộng ra là một dòng sông rộng lớn. Nhân vật trữ tình là một cậu bé đã gắn bó với dòng sông từ khi còn nhỏ cho đến khi trưởng thành. Còn nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối không phải vì bị bỏ quên, mà chỉ vì thầy giáo đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tất cả những chi tiết được tác giả sắp xếp thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do, với ngôn ngữ giản dị đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc.

Bài mẫu 4

“Cửu Long giang ta ơi” của Nguyên Hồng gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh một cậu bé mười tuổi đã thoát xác để nhập vào hào khí núi sông. Và trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Đọc tác phẩm, tôi không chỉ được thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Dòng sông Mê Kông chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Những câu thơ đọc lên giàu sức gợi hình, gợi cảm đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc. Bài thơ Cửu Long Giang ta ơi là một bài thơ giàu cảm xúc, gửi gắm thông điệp giá trị.

Bài mẫu 5

“Cửu Long Giang ta ơi” của Nguyên Hồng là một bài thơ chứa đựng tinh thần yêu nước. Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh của một lớp học, từ đó mở rộng ra là cả một dòng sông rộng lớn. Khi đọc lại toàn bộ bài thơ, chúng ta thấy được hơi thở phóng khoáng như sóng dậy mà tứ thơ lại được tổ chức chặt chẽ từ quá khứ đến hiện tại, từ trong tiềm thức trở về với suy ngẫm. Nhân vật người thầy được tôn vinh ngay từ những dòng đầu, lại không thấy ở những dòng cuối không phải vì bị bỏ quên, mà chỉ vì thầy giáo đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Tấm bản đồ đã nhập vào cương vực quốc gia. Chỉ còn thước và bảng thì thước thành cán mà bảng đã hoá cờ sao. Tất cả những chi tiết đã được sắp xếp thể hiện một tấm lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của người viết. Tình yêu dòng sông Mê Kông, yêu quê hương đất nước của tác giả như mạch chảy ngầm. Bài thơ khiến người đọc say mê trong niềm yêu mến, tự hào về con sông quê hương.

Bài mẫu 6

“Cửu Long giang ta ơi” của Nguyên Hồng thấm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh một cậu bé mười tuổi đã thoát xác để nhập vào hào khí núi sông. Trong niềm hứng thú của cậu học trò ngẩng lên cõi mộng, bài địa lí bỗng có một chiều sâu không ngờ. Hình ảnh người thầy giáo hiện lên đầy vĩ đại, ở cuối bài thơ thầy không còn xuất hiện nữa vì đã hy sinh cho nền độc lập của dân tộc. Khi đọc tác phẩm, chúng ta không chỉ được thấy thác cười mà còn được nghe Mê Kông cũng hát, còn được đau cùng Mê Kông quặn đẻ. Dòng sông Mê Kông chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với bản đồ rực rỡ, với thầy giáo lớn sao, với gậy thần tiên và tim đập mạnh. Ấn tượng sâu đậm đó đã trở thành điểm nhớ về dòng sông trong ký ức của nhân vật. Tóm lại, bài thơ đã giúp người đọc thấy được tình yêu của tác giả dành cho con sông quê hương.


Bình chọn:
3.8 trên 4 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí