Hướng dẫn cách làm bài văn tả cảnh sinh hoạt lớp 6>
1. Hướng dẫn phân tích đề bài - Phương thức biểu đạt chính: miêu tả - Yêu cầu: tả cảnh sinh hoạt
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Hướng dẫn phân tích đề bài
- Phương thức biểu đạt chính: miêu tả
- Yêu cầu: tả cảnh sinh hoạt
- Khái niệm cần làm rõ: cảnh sinh hoạt là miêu tả hoạt động của một hay nhiều người trong quá trình lao động, học tập hoặc tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội,...
Dàn ý chung cho dạng bài
a. Mở bài: Giới thiệu về cảnh sinh hoạt em muốn miêu tả
- Cảnh sinh hoạt đó là gì?
- Cảnh sinh hoạt đó diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?
b. Thân bài: Tả cảnh sinh hoạt
– Tả bao quát về không gian, bối cảnh nơi diễn ra cảnh sinh hoạt em muốn miêu tả:
+ Thời tiết, bầu trời
+ Cây cối, hoa cỏ
+ Nhà cửa, đường phố, hàng quán
+ Con người
– Tả chi tiết một số hình ảnh nổi bật ở cự li gần:
+ Các sự vật khi quan sát gần có đặc điểm gì? (bàn ghế, bức tường, cây cối, nét mặt con người…)
+ Khi tiến lại gần, em có cảm giác như thế nào với các hoạt động đang diễn ra?
+ Em có muốn được tham gia vào khung cảnh sinh hoạt đó không?
– Tả sự thay đổi của sự vật trong cảnh sinh hoạt theo thời gian:
+ Thời tiết, cây cối, cảnh vật… có gì thay đổi từ khi em bắt đầu quan sát
+ Hành động, biểu cảm, câu chuyện… của con người trong lúc sinh hoạt có gì thay đổi?
c. Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ hoặc nêu ấn tượng chung của em về cảnh sinh hoạt.
Ví dụ minh họa Mẫu 1
Buổi sáng chủ nhật, em thường theo bà ra công viên tập thể dục.
Tuy trời vừa tờ mờ sáng, nhưng ở đây đã có khá đông người đến tập. Ai cũng ăn mặc gọn gàng, đơn giản, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách với nhau. Ở khoảng rộng giữa công viên, các bà, các bác tay cầm quạt, uyển chuyển múa theo điệu nhạc được phát bằng chiếc loa đen.
Thỉnh thoảng, bác nhóm trưởng sẽ dừng lại, điều chỉnh động tác cho từng người. Dọc đường đi quanh bờ hồ, vườn hoa, là những cô, bác và bạn trẻ chạy bộ. Từng nhịp chạy đều đặn vang lên, hòa vào tiếng hô 1, 2, 3 của nhóm tập thể dục ở góc cạnh vườn hoa. Lác đác dọc công viên, còn có các nhóm nhỏ chơi cầu lông, tập võ, hay đơn giản là thư giãn cơ thể, ngắm bình binh lên. Điểm chung là ai cũng chăm chú vào việc mình làm, chứ không tụ tập nói chuyện phiếm.
Một hồi lâu sau, mọi người dần thu dọn trở về nhà. Trông ai cũng vui vẻ và phấn khởi hơn hẳn. Bầu không khí ở công viên cũng vì thế mà trở nên sinh động, vui tươi hơn dáng vẻ trầm lắng lúc đầu.
Khung cảnh buổi sáng ở công viên trong những ngày dịch tạm ổn định ấy, khiến em cảm thấy vui theo trong lòng. Bởi mọi người đã thực sự biết quan tâm đến sức khỏe của mình theo cách tốt nhất.
Ví dụ minh họa Mẫu 2
Sáng nay, trường em đã diễn ra buổi diễn văn nghệ chào mừng ngày Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước 30-4. Đây là một hoạt động diễn ra hằng năm vô cùng ý nghĩa của trường em.
Từ trước đó một tháng, các lớp đã háo hức tập luyện các tiết mục văn nghệ thật hay và bổ ích. Sau đó tham gia vòng loại để được chấm điểm và chọn vào biểu diễn chính thức. Đến hôm qua, sau khi các tiết mục của các lớp đã được chọn và sắp xếp thứ tự biểu diễn, thì sân khấu cũng bắt đầu được trang trí. Vẫn là thảm đỏ dày nặng ấy, vẫn là tấm rèm xanh với dòng chữ trắng nổi bật ấy, vẫn là bức tượng Bác Hồ mỉm cười hiền từ ấy, nhưng bầu không khí lại rộn ràng và hào hùng hơn hẳn các buổi chào cờ hàng tuần. Từ cổng dẫn vào đến sân trường và sân khấu, là dãy dài các lá cờ đỏ sao vàng. Gió thổi vi vu làm những lá cờ ấy tung bay phần phật, hòa chung nhịp với những lá cờ lớn trên mái nhà tòa nhà dạy học. Hình ảnh rực rỡ ấy khiến ai cũng vui mừng. Hòa trong không khí ấy, là sự hân hoan hiện rõ trên khuôn mặt của từng bạn học sinh, quý phụ huynh và các thầy cô. Ai cũng phấn khởi, tươi vui mừng ngày độc lập dân tộc.
Đúng 8 giờ sáng, khi ánh nắng vàng ươm trải dài khắp nơi, thì chương trình văn nghệ cũng diễn ra. Xen kẽ với các tiết mục múa hát, là các bài phát biểu ngắn gọn của thầy cô và các chú cựu chiến binh. Lúc các chú cựu chiến binh phát biểu và kể chuyện, chúng em ai cũng tập trung lắng nghe và vỗ tay nhiệt tình hết mức. Bởi các bác, các ông đều là những người đã góp phần làm nên ngày hôm nay của đất nước, là những người vô cùng tôn kính. Các tiết mục trong buổi văn nghệ đều có đề tài về tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước. Trong đó, được yêu thích nhất là tiết mục diễn kịch kể lại trận chiến cuối cùng ở Sài Gòn, với khoảnh khắc xa tăng của quân ta đâm ngã cổng Dinh độc lập. Giờ phút lịch sử thiêng liêng ấy đã được tái hiện lại trên sân khấu nhỏ bé của trường chúng em. Tất cả các bạn học sinh cùng nhau reo hò, có bạn còn đứng dậy, đồng thanh hét lên “Việt Nam! Việt Nam!...” theo tiếng bạn diễn viên trên sân khấu.
Buổi biểu diễn kết thúc, đến nay đã gần một ngày trôi qua, mà những cảm xúc kia vẫn còn vẹn nguyên trong tim em. Nhờ những buổi sinh hoạt tập thể như vậy, mà chúng em thêm gần gũi nhau hơn, biết thêm nhiều điều bổ ích hơn. Và quan trọng nhất, là nó đánh thức dậy và nung nấu thêm cho tình yêu quê hương đất nước trong lòng thế hệ trẻ chúng em ngày hôm nay.
Ví dụ minh họa Mẫu 3
Hôm nay là ngày mùa – một ngày hội đông vui nhất trên cánh đồng làng.
Mới từ sáng sớm, người nông dân đã nô nức thức dậy để ra đồng. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, phấn khởi khác hẳn ngày thường. Ngoài đồng, lúa đã chín vàng ươm, lóng lánh dưới ánh mặt trời thúc dục mọi người thu gặt. Theo tốp tốp các cô các bác nông dân mang theo lưỡi liềm, thúng, giỏ nước ra đồng. Là những chiếc xe bò chở thóc, chở lúa, những chiếc máy tuốt, máy xát. Tiếng người cười nói, tiếng động cơ xe ầm ầm khiến cả cánh đồng rổn ràng hẳn lên.
Sau mấy lời chào hỏi thân mật, mọi người bắt đầu tản về từng thửa ruộng của mình rồi gặt lúa. Từng đường lưỡi liềm lướt nhanh và đều như đang múa. Trông thì nhẹ nhàng nhưng công việc này thực ra rất vất vả, bởi phải cúi lưng và gồng sức ở tay rất nhiều.
Đã vậy, trời còn nắng chói chang nữa chứ. Khuôn mặt, tấm lưng của các cô các bác đều thấm đẫm mồ hôi. Nhưng không ai than thở cả. Khuôn mặt ai cũng hừng hực niềm vui. Họ vẫn í ới trò chuyện với nhau rảo cả buổi gặt. Thỉnh thoảng, họ dừng lại, lên bờ ngồi nghỉ và uống nước. Vừa trò chuyện, họ vừa quơ quơ cái nón quạt mát. Hình ảnh ấy bình dị đến ngỡ ngàng. Đến chiều, các thửa ruộng cơ bản đã gặt quá bán, những chiếc máy tuốt cũng được đưa xuống chỗ ruộng đã gặt xong và khởi động.
Chúng hút vào những bó lúa rồi nhà ra hạt thóc tròn đầy. Đầu kia phun ra biết bao là rơm thơm phưng phức. Hình ảnh ấy lặp đi lặp lại mãi ở biết bao thửa ruộng nhưng chẳng ai thấy nhàm chán cả. Đến tối, mọi người nghỉ tay, chở lúa về nhà. Để lại cánh đồng trơ trọi và cô tịch. Nhưng chỉ một đêm thôi, sáng mai, người dân lại nô nức ra gặt nốt ruộng lúa này thôi.
Đó chính là khung cảnh ngày mùa vui vẻ và nô nức của làng em đó.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6