Kể lại một trải nghiệm bị điểm kém của em lớp 6>
1. Dàn ý chi tiết: 1. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm về em bị điểm kém mà em nhớ. 2. Thân bài a. Giới thiệu về trải nghiệm - Hoàn cảnh: Khi nào? Ở đâu?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Dẫn dắt, giới thiệu về trải nghiệm về em bị điểm kém mà em nhớ.
2. Thân bài
a. Giới thiệu về trải nghiệm
- Hoàn cảnh: Khi nào? Ở đâu?
- Nhân vật có liên quan: Thầy, cô giáo hoặc bạn bè.
b. Kể lại diễn biến
- Những sự kiện xảy ra trải nghiệm: Những sự kiện xảy ra theo trình tự cụ thể.
- Suy nghĩ, cảm xúc của em khi em bị điểm kém: bất ngờ, xấu hổ, buồn….
- Bài học rút ra được từ trải nghiệm: cẩn thận hơn, không chủ quan, quyết tâm học để đạt được kết quả tốt nhất
- Suy nghĩ, cảm xúc sau trải nghiệm: nhận ra bài học bổ ích, Trở nên chăm chỉ học tập hơn…
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm đó đối với bản thân em sau này.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Câu chuyện của tôi là như thế này. Tôi vẫn còn nhớ tiết trả bài viết văn học ngày hôm đó, có lẽ là khoảnh khắc đau đớn nhất đối với tôi cho đến nay. Đó là lần đầu tiên tôi bị điểm 3 trong bài văn của mình. Tôi sẽ kể cho bạn nghe về kỉ niệm buồn nhất và đáng nhớ nhất của tôi.
Hôm nay, cô Hương trả lại bài viết văn đầu tiên trong học kỳ cho lớp. Cô ấy đến nơi tôi đặt bài văn của tôi trên bàn, kèm theo một vẻ mặt không hài lòng. Tôi nhìn xuống bài kiểm tra. Ôi trời ơi! một con số 3 khổng lồ, tôi bị choáng váng, tim tôi như ngừng đập, tôi không thể tin được. Mắt tôi tối sầm lại, không, không thể được!
Tôi đã cố gắng bình tĩnh lại và nhìn lại, số 3 được in rõ ràng trong khung chấm đỏ rất rõ ràng, giống như trêu đùa, chế giễu tôi. Tôi nhanh chóng giấu bài kiểm tra đi, đưa ánh mắt tội nghiệp quay sang nhìn bạn bè xung quanh như thể tìm thấy ai đó trong tình huống tương tự như bản thân mình. Dường như mọi người đều hài lòng với kết quả của họ, không ai nhận thấy nỗi buồn của tôi.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Không vì câu chuyện gia đình hay sự cố đáng tiếc nào hết, nhưng ngày hôm đó là thứ gì quá đỗi ám ảnh đối với tôi. Là một học sinh xuất sắc của toàn tường nhưng điểm số tôi nhận được khi trả bài môn toán lại vô cùng tồi tệ. Tôi xấu hổ, tôi đau đớn, tôi như muốn tìm đến những hố đen của cuộc sống để che đậy phần nào những ám ảnh này.
Bởi những thành tích cũng đã được mọi người biết đến, sự kì vọng của gia đình của thầy cô của bạn bè đều có. Trước điểm số đó mọi người vô cùng ngạc nhiên, nhưng tôi chỉ thấy những động viên khích lệ thay vì những lời trách móc đàm tiếu. Khoảng thời gian đó tôi vô cùng áp lực và dường như bị rơi vào trầm cảm, vì đây là lần đầu tiên tôi nhận điểm số kém đến vậy. Nhưng sau đó một thời gian, tôi đã ổn định tinh thần và lấy lại phong độ của ngày trước để kết quả học tập được hoàn thiện hơn. Và rồi kỉ niệm đó đối với tôi cũng không được coi là tồi tệ, bởi sau đó là vô vàn bài học được ngộ ra và đánh thức lí trí trong tôi.
Qua đó tôi cũng hiểu rằng câu nói của Publilius Syrus “người đi quá nhanh sẽ đến quá muộn” là vô cùng chân lí. Câu chuyện này cũng là kỉ niệm đáng nhớ và góp phần tác động thêm vô vàn giá trị cuộc sống thực tại và cuộc sống trường học của tôi thêm phần tích cực.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Cuộc đời là là những thăng trầm của cuộc sống, trong học tập cũng vậy thăng có trầm có nhưng điều cần có ở đây là một lí trí vững vàng.
Bởi tôi sinh ra không ở vạch đích, nên vạch xuất phát của tôi phải nghị lực hơn nhiều người. Tôi luôn cố gắng, trau dồi, học tập trên mọi phương diện, nhưng cuộc sống là hiện thực không tồn tại sự hoàn hảo. Văn học đối với tôi như hơi thở cuộc sống vậy, thiếu văn tôi như thiếu hơi thở vì vậy kết quả học tập môn văn với tôi là điều không thể bàn cãi. Nhưng một ngày nọ vì phút vội vàng của bản thân, tôi đã xác định nhầm yêu cầu của đề bài dẫn đến sai lệch toàn bộ văn bản để rồi tôi nhận lại điểm số vô cùng tồi tệ. Ngày hôm đó đối với tôi là cả bầu trời lỗi lầm, bởi là một người cầu toàn trong những con số vì thế đó là kỉ niệm đáng buồn trong tôi. Nhưng cũng là một người có nghị lực lớn, tôi không nản lòng mà thay vào đó coi kỉ niệm đó như một bài học – một bài học về sự tỉ mỉ, một bài học để sống chậm lại, một bài học để thấy có thể một phút bốc đồng cả đời hối hận.
Cho nên kỉ niệm trên cũng đánh dấu một nhận thức mới về cuộc sống trong tôi, cho tôi một cách nhìn khác về những con số trong học tập. Đặc biệt điều quan trọng nhất là giúp tôi ngộ ra chân lí cuộc sống và nhẹ nhàng hơn với tư tưởng học tập của mình.
Bài tham khảo Mẫu 1
Ai trong đời chắc hẳn cũng có một lần mắc lỗi. Tôi cũng vậy, tôi đã mắc phải lỗi lầm đó chính là không học bài bị điểm kém mà giờ đây mỗi khi nhớ lại bản thân tôi đều cảm thấy xấu hổ không thôi.
Tôi vốn là học sinh giỏi trong lớp. Bài kiểm tra nào tôi cũng đạt điểm 9, điểm 10. Mỗi lần cô yêu cầu xướng điểm, em trả lời rất rành rọt trước sự thán phục của bạn bè trong lớp. Lần đó tôi còn nhớ rất rõ, đó là ngày bộ phim yêu thích của tôi công chiếu. Tôi rất muốn xem bộ phim đó nên đã xin mẹ cho đi xem. Nhưng mẹ tôi chỉ đồng ý nếu tôi hoàn thành xong hết bài tập và học bài đầy đủ. Nhìn ngoài trời tối dần trong khi đống bài tập chất đống, tôi không ngần ngại nói: “ Hôm nay con không có bài mẹ ạ”. Nhìn tôi, mẹ nhíu mày suy nghĩ và cuối cùng cũng đồng ý với tôi. Bộ phim hôm đó hay ngoài mong đợi của tôi. Tối hôm đó khi về đến nhà, vào phòng, nhìn thấy sách vở của ngày hôm nay vẫn còn y nguyên trong cặp, tôi tặc lưỡi. Vừa sắp xếp sách vở ngày mai tôi vừa nghĩ: “ Tiết văn ngày mai chắc cô không gọi mình đâu vì tôi đã trả bài xuất sắc ở buổi học hôm trước”. Tôi lúc đó không hề biết rằng tôi của ngày mai sẽ hối hận bởi quyết định đó.
Hôm sau, tôi trong niềm hưng phấn, hân hoan đến lớp mong được kể lại nội dung của bộ phim mà hôm qua tôi xem với các bạn. Chắc các cậu ấy ghen tị lắm. Lúc tôi đang hăng say kể nốt câu chuyện thì cô bước vào lớp. Cả lớp đứng lên chào cô. Cô nhẹ nhàng mở sách nhìn chúng tôi và nói:
- Hôm nay chúng ta sẽ làm bài kiểm tra 15 phút nhé các em.
Nghe đến đây, mặt tôi trắng bệch lo sợ. Đúng như điều tôi lo lắng, nội dung của bài kiểm tra này là nội dung của bài trước. Biết làm sao bây giờ? Mọi khi làm bài một tiết, cô thường báo trước. Còn hôm nay, sao lại thế này? Đây đó trong lớp nổi lên tiếng xì xào thắc mắc của một số bạn. Tôi ngơ ngác nhìn quanh một lượt. Châu ngồi cạnh huých cùi tay vào sườn, nhắc nhở: Kìa, chép đề đi chứ! Tôi có cảm giác là tiết kiểm tra như kéo dài vô tận. Tôi loay hoay viết rồi lại xóa. Vì mất bình tĩnh nên đầu óc cứ rối tinh lên. Thời gian đã hết, tôi nộp bài mà lòng cứ thắc thỏm, lo âu.
Tuần sau, cô giáo trả bài. Như mọi lần, tôi nhận bài từ tay thầy để phát cho các bạn. Liếc qua bài mình, thấy bị điểm 3, tim tôi thắt lại. Em không để cho ai kịp nhìn thấy và cố giữ nét mặt thản nhiên, vẻ mặt ấy che giấu bao nhiêu bối rối trong lòng. Thật là chuyện chưa từng có. Ăn nói làm sao với cô, với bạn, với bố mẹ bây giờ? Sau khi phát bài, cô nghiêm giọng nhắc nhở chúng tôi và rồi chuyện gì đến cũng đến:
- Phương, em giải thích cho cô về bài kiểm tra bị điểm thấp của em.
Tôi giật mình xấu hổ. Tôi cúi gằm mặt xuống không dám đối diện với ánh mắt cô. Tôi xấu hổ với cô, với bạn bè. Nếu mẹ tôi biết tôi nói dối và bị điểm kém như thế này, mẹ tôi sẽ thất vọng vì tôi lắm. Tôi lí nhí xấu hổ nói với cô:
- Em xin lỗi cô, em sẽ cố gắng gỡ điểm vào lần sau ạ.
Thời gian đã đẩy lùi mọi chuyện vào dĩ vãng nhưng mỗi lần nhớ lại tôi lại thấy xấu hổ với bản thân mình. Ánh mắt cô nhìn tôi hôm đó, tôi chẳng thể nào quên. Tôi tự hứa không bao giờ ân mắc lỗi lầm đó nữa.
Bài tham khảo Mẫu 2
Bố mẹ từng nói với em “Có mắc lỗi lầm mới có thể trưởng thành, chín chắn hơn”. Em cũng mắc phải nhiều lỗi trong hành trình khôn lớn của mình. Những lỗi lầm dù lớn hay nhỏ em đều ghi nhớ, đặc biệt là lần em đã không học bài và bị điểm kém.
Khi học lớp 5, nhờ khả năng văn chương và sự chăm chỉ của mình, em dần trở thành học sinh cưng của cô giáo dạy Văn. Cứ đến tiết Văn là các bạn khác lại nhìn em với ánh mắt ngưỡng mộ và cô giáo thì rất hài lòng. Điểm miệng của em trên lớp nhiều bằng một phần ba lớp cộng lại vì em luôn xung phong trả bài và phát biểu xây dựng bài. Chính vì thế, một lần do mải xem bộ phim hoat hình mới ra, em đã không học bài cũ.
Buổi sáng, em tung tăng đến trường và háo hức, hai tiết đầu tiên sẽ là tiết Văn – môn học tủ của em. Khác hẳn với sự lo lắng của các bạn khi sợ cô gọi lên bảng trả bài, em ung dung ngồi ngắm nhìn cây cối ngoài sân trường. Nhưng tình huống bất ngờ xảy ra. Cô giáo không kiểm tra miệng mà yêu cầu cả lớp lấy giấy để làm bài kiểm tra một tiết, đề bài là chép thuộc lòng tất cả 4 bài thơ cô đã dạy. Cả lớp em đều ngỡ ngàng thắc mắc. Chúng em không được báo trước, đề bài cũng đặc biệt nữa.
Dường như hiểu ý nghĩ của chúng em, cô vừa ghi lên bảng vừa giải thích:
- Vì sắp thi giữa kỳ nên cô cần các em thuộc thơ nhớ truyện đã. Bài này bạn nào dưới 5 điểm, cô sẽ kiểm tra hàng ngày và báo điểm về cho phụ huynh
Em gần như ngơ ngác ngay lập tức, nỗi hoảng loạn và lợ bùng lên mãnh liệt trong tâm trí. Em phải làm sao, em mới học được 2 bài thơ ngắn, 2 bài dài chỉ thuộc một chút, câu nhớ câu quên. Bạn Chi bên cạnh toét miệng cười nói may quá vì cô bạn học hết rồi làm em vô cùng rối loạn. Các bạn trong lớp ai cũng cặm cụi làm bài, em sợ hãi. Hôm nay ai cũng học bài hết ư? Chỉ có mình mình là không học? Mình phải làm sao đây.
Em lúng túng đặt bút viết, vì hoảng loạn nên ngay cả hai bài thơ đã thuộc em cũng tự nhiên quên một số từ. Em viết rồi lại xóa, mọi thứ loạn lên trong đầu. Chưa bao giờ em thấy tiết kiểm tra văn dài đến vậy. Thấy bài các bạn kín chữ, em thậm chí còn viết lung tung để bài của mình dài hơn. Mãi đến khi thời gian hết lòng em vẫn tràn ngập thấp thỏm, âu lo. Cô bảo tuần sau cô sẽ trả bài.
Nỗi dằn vặt, lo lắng cứ thế đeo bám em suốt một tuần. Rồi giờ phút ấy cũng đến, cô bước vào lớp với tập bài kiểm tra và mìm cười:
- Cô rất vui vì các em đều học bài, dù không phải tất cả đều điểm cao tuyệt đối. Bây giờ cô gọi điểm, các bạn nhận bài của mình và đọc to nhé.
Như thường lệ, cô gọi em lên phát bài kiểm tra. Em thấp thỏm trả từng bài kiểm tra, thấy ai cũng điểm 7 điểm 8, có những bạn còn được 9. Có bạn vốn lười học, bị nhắc nhở thường xuyên cũng được 8. Em càng lo lắng hơn. Bài đã phát gần hết mà em vẫn chưa thấy bài mình. Em nghĩ thầm cầu mong bài bị thất lạc đi. Nhưng không, điểm 5 đỏ chót hiên ra cùng nét chữ quen thuộc của em. Em giật mình rồi nhanh chóng giấu nó xuống cuối tập, cố giữ vẻ thản nhiên trả hết bài cho các bạn.
Phải làm sao đây, điểm của em là điểm thấp nhất lớp cùng 9 bạn khác. Em biết nói với bố mẹ và bạn bè, với cô như thế nào đây? Thật xấu hổ! Em lo lắng và bối rối, rồi nảy ra một ý tưởng... Cô giáo gọi đến tên em, em cố tỏ ra thật bình tĩnh hô to lên: Dạ 8.5 ạ! Cô gọi ngay qua bạn khác, em vừa lo vừa thấy nhẹ nhõm và vui mừng. Điểm 5 này sẽ không có ai biết.
Sau đó, em đem bài kiểm tra đốt đi, làm lại bài mới và học theo nét bút cô chấm 9 điểm. Nỗi lo lắng bất an vẫn theo em từng ngày sau lần khai gian điểm ấy nhưng mọi chuyện diễn ra bình yên, cô không hề nhắc lại nên em dần yên tâm hơn. Cuối kỳ học em vẫn đạt danh hiệu học sinh giỏi và được khen trước lớp. Nhưng khi nhận phần thưởng trong tay, sự ân hận về việc làm ấy lại ùa về. Em không hề xứng đáng với danh hiệu được trao. Em đã hèn nhát che giấu sự thật vì ích kỉ cá nhân.
Chuyện xảy ra đã lâu nhưng em vẫn luôn ghi nhớ và tự kiểm điểm bản thân. Em luôn ân hận và tự nhắc nhở bản thân về hành động đó. Em sẽ không bao giờ mắc sai lầm đáng xấu hổ như vậy, sẽ cố gắng sống tốt đẹp hơn.
Bài tham khảo Mẫu 3
Cuộc sống của mỗi người không thể chỉ toàn may mắn mà không gặp những khó khăn, vấp ngã hay thất bại. Em cũng vậy, sau bao năm tháng điểm thành tích của e rất cao thì đến kết quả thi giữa kì năm lớp 6, em đã bị tụt dốc và bị điểm kém một cách trầm trọng.
Kết quả ấy tuy nó chỉ ở một môn nhưng nó đã kéo kết quả thành tích cả năm của em xuống. Khi biết mình sắp thi giữa kì, em đã rất tự tin với môn Toán vì trên lớp em học khá hiểu bài và làm bài tập cũng ổn. Vì vậy, khi về nhà em không ôn lại môn Toán nữa, em dành nhiều thời gian cho chơi và ngủ, nghỉ hơn. Rồi kì thi đó đã đến, em vào phòng thi với tư thế sẵn sàng chiến đấu với những con số. Khi chưa phát đề, em còn cười nói vui vẻ với những bạn cùng phòng và tâm thế vẫn rất tự tin. Những đến khi giám thị phát đề, em nhìn qua một lượt, không một câu nào em nhớ cách làm, hoặc em chỉ nhớ một vài bước mà quên mất cách trình bày. Lúc đó, em cực kì bối rối rồi em ngồi suy nghĩ cách làm nhưng do lâu ngày không ôn lại môn Toán nên em không tài nào nghĩ ra cách làm bài nào cả. Em bắt đầu nghĩ đến cách quay cóp bài của các bạn bên cạnh rồi em ngó nghiêng nhìn bài các bạn xung quanh. Giám thị thấy thế nên đã nhắc nhở em và vì thành tích của em trước đó cao nên khi bị nhắc một lần, em cũng không dám ngó nghiêng nữa mà ngồi yên nghĩ ra cách làm. Nhưng lúc đó, vì sự chủ quan không ôn bài kĩ nên em ra khỏi phòng thi với hai từ "Thất vọng". Em không ngờ, với môn em tự tin nhất như vậy mà em lại không làm được.
Để rồi, đến khi có kết quả môn Toán giữa kì, đúng với quá trình học của em, em chỉ được 5 điểm. Một số điểm thấp nhất trong hồi cấp 2 của em, lúc đó, em chỉ biết khóc và trách bản thân. Em trách bản thân vì sao lại chủ quan như vậy, không lo học mà chỉ ham chơi, để rồi giờ đây, kết quả nó thấp đến tệ hại. Em lúc đó chỉ ước: "Giá như mình cố gắng chăm học, không chủ quan với những môn mặc dù mình học khá ổn môn đó, ước được quay lại khoảng thời gian ôn thi đó để em làm lại từ đầu". Nhưng đó chỉ dừng lại ở hai từ "Giá như", nó không thể thành hiện thực được. Khi biết điểm giữa kì em chỉ được 5 điểm, bạn bè em ngỡ ngàng và bất ngờ vì con số ấy. Đồng thời, thầy cô dạy em môn Toán với bố mẹ em cũng không tin được vào mắt mình. Một người trước giờ luôn 9, 10 điểm môn Toán mà giờ đây chỉ có 5 điểm giữa kì. Em đã làm mọi người thất vọng về mình. Kết quả đó đã khiến em có những suy nghĩ khác về quá trình học tập.
Từ kết quả kém môn Toán lần đó, em đã không còn chủ quan với môn học nào nữa, em biết cố gắng, phấn đấu trong quá trình học tập cũng như quá trình ôn thi hơn. Từ đó, em luôn trau dồi thêm kiến thức để về sau sẽ không phải dùng hai từ "Giá như" trước đó nữa. Qua câu chuyện của chính em, em nhận thấy quá trình học tập và ôn luyện là rất quan trọng, nó sẽ quyết định đến kết quả học tập của mỗi người. Vì vậy, mỗi người chúng ta không nên vì một sự chủ quan rằng môn này mình học ổn rồi, điểm cao rồi mà lơ là, không ôn tập kĩ.
Hãy cùng nhau xây dựng kế hoạch học tập phù hợp, có những biện pháp và cách học hiệu quả để về sau, thành quả sẽ khiến chúng ta vui mừng và tự hào. Từ đó mà chúng ta sẽ trở nên vui vẻ, không phụ sự kì vọng của bạn bè, thầy cô cũng như gia đình. Cũng vì kết quả bị điểm kém đó đã giúp em nhận ra được khuyết điểm và cách khắc phục phù hợp với bản thân mình.
- Kể lại một trải nghiệm của em về một ngôi trường mới lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đi tắm biển của em lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ nhất của em với mẹ lớp 6
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em: Chiếc xe đạp, người bạn đường của em lớp 6
- Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em: Chiếc cặp sách, người bạn gần gũi của em lớp 6
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6
- Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến: Một vùng hương quế Trà Bồng lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Đất nước lớp 6
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Trời xanh của mỗi người lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về ca dao: Con cò mà đi ăn đêm lớp 6
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về bài ca dao: Anh đi anh nhớ quê nhà lớp 6