Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 8: Những góc nhìn cuộc sống - Văn mẫu 6 Chân trời s..

Em hãy viết đoạn văn chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ "không thầy đố mày làm nên"

Tải về

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao, tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta đã để lại cho con cháu đời sau

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Bên cạnh đó, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao, tục ngữ còn là những bài học quý giá mà cha ông ta đã để lại cho con cháu đời sau. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng bởi lẽ nó khẳng định vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của người thầy trong cuộc đời mỗi người, trải qua bao thời đại, câu tục ngữ vẫn luôn đúng vì người thầy vẫn mãi mang trên vai những trọng trách cao cả, ý nghĩa. Chúng ta có thể trở thành những người thành công, thành đạt, sự nghiệp vẻ vang, hiển hách chính là nhờ công lao vĩ đại của người thầy, chính vì vậy phải có ý thức kính trọng và biết ơn với thầy cô. Người thầy mãi là những tiếng gọi kính trọng và biết ơn nhất, vai trò của người thầy đối với thế hệ học sinh nói riêng và với tất cả mọi người chúng ta nói chung là không thể phủ nhận được. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó mà làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học. Do đó trong cuộc đời mỗi người, học ở thầy là quan trọng. Câu tục ngữ Không thầy đố mày làm nên đã khẳng định vai trò to lớn của người thầy. Chúng ta không chỉ nên kính trọng, biết ơn thầy cô mà phải tôn trọng nghề giáo, phải tập trung chú trọng hoàn thiện, ưu tiên cho sự phát triển của nghề giáo.

Bài mẫu 2

Từ ngàn xưa cho đến nay thì những người thầy dạy học luôn được xem là những người đáng được kính trọng. Bởi người thầy không chỉ có học thức tốt mà có được lối sống rất nho nhã, đôn hậu. Để nói về vai trò quan trọng của người thầy thì dân ta có câu tục ngữ hay "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại thật thâm thúy, nó như đã nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết kính trọng thầy. Thật vậy, ta như đã biết được rằng chính người thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta biết để ta biết được những điều hay lẽ phải. Nhất là lúc khi còn thơ bé khi bước những bước chân đến trường thì chính người thầy đã dạy cho chúng ta đánh vần những chữ cái, dạy những phép tính cộng, trừ, nhân, chia,…Và không phải ngẫu nhiên mà công dạy dỗ của người thầy cũng được dân ta đặt với công lao trời biển của cha mẹ. Cha mẹ là những người đã sinh thành ra chúng ta nhưng người thầy mới là người cung cấp cũng như “khái hóa” kiến thức cho chúng ta. Trong xã hội hiện đại ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Thì lúc này người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Còn đối với người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, thầy là người hướng dẫn cho người học trò học tập nghiên cứu. Và những kiến thức ấy có được tiếp thu cũng như để được áp dụng thực hành tốt hay không là ở vai trò của người học trò. Chính vì thế mà người học trò thời nay lại là những người chủ động và có vai trò chủ chốt và quyết định đến vận mệnh và tương lai của chính mình. Nhưng không thể phủ nhận sạch trơn được những công lao của người thầy. Người thầy sẽ đóng vai trò soi đường chỉ lối cho các em. Cung cấp các kiến thức khoa học tin cậy giúp cho các em có thể tiếp thu bài một cách nhanh nhất. Mỗi người học trò như lại càng thấm thía câu tục ngữ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" mà ông cha ta đã từng nhắc nhở bao đời nay.

Bài mẫu 3

Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” khẳng định vai trò quan trọng của người thầy trong việc giáo dục và rèn luyện con người. Thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn dạy những bài học về đạo đức, lối sống. Nhờ có thầy, chúng ta mới có thể trưởng thành và đạt được thành công. Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta đã có từ lâu đời và được duy trì đến ngày nay, thể hiện rõ qua ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 – dịp để học sinh bày tỏ lòng biết ơn với thầy cô. Tuy nhiên, ngoài thầy cô, chúng ta cũng có thể học từ bạn bè, người thân và những người xung quanh. Kiến thức là vô tận, không ai có thể biết hết mọi thứ, vì vậy cần học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau. Dù vậy, không thể phủ nhận vai trò to lớn của thầy cô trong sự nghiệp giáo dục. Thái độ kính trọng và biết ơn thầy cô cần thể hiện bằng sự nỗ lực học tập và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.


Bình chọn:
4.3 trên 6 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí