Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật người thầy trong văn bản “Tuổi thơ tôi">
Tải vềNhân vật người thầy trong văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng. Người thầy đã được nhà văn khéo léo vẽ nên những nét đẹp trong phẩm chất của nghề giáo – một người thầy nghiêm nghị nhưng lại tâm lý và thương yêu những cô cậu học trò bé nhỏ
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
- Từ văn bản “Tuổi thơ tôi”, em hãy viết đoạn văn nghị luận về cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống
- Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Tuổi thơ tôi”
- Từ truyện ngắn “Tuổi thơ tôi”, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình bạn
- Viết một đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật người thầy trong văn bản “Tuổi thơ tôi"
Bài làm
Nhân vật người thầy trong văn bản “Tuổi thơ tôi” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng. Người thầy đã được nhà văn khéo léo vẽ nên những nét đẹp trong phẩm chất của nghề giáo – một người thầy nghiêm nghị nhưng lại tâm lý và thương yêu những cô cậu học trò bé nhỏ. Trong văn chương của mình, Nguyễn Nhật Ánh thường viết về thiếu nhi, lứa tuổi hoa niên nhiều thơ mộng và hướng độc giả hồi tưởng lại những năm tháng tuổi thơ, có lớp học, bè bạn và cả thầy cô. Người thầy trong tác phẩm “Tuổi thơ tôi” là người thầy chan chứa tình yêu thương. Sau trò nghịch ngợm của đám trẻ trong lớp, thầy tịch thu hộp dế của cậu bé lợi, nhưng vô tình làm cho hộp diêm đựng dế bị xẹp lép, thầy giáo áy náy và xin lỗi cậu học trò dù đó chỉ là những trò chơi của con trẻ và không đáng bận tâm. Nhưng cách hành xử của thầy đã in sâu vào lòng của các cô cậu học trò bé nhỏ. Thậm chí, trong “đám tang” của chú dế xấu số, thầy giáo cũng xuất hiện, tặng chú dế vòng hoa để chú ta “an nghỉ” và nói với cậu học trò “Đừng buồn thầy nghe con!”. Có thể nói, những trò chơi nghịch ngợm của con nít và suy nghĩ ngây thơ của chúng đôi khi khiến chúng ta bật cười nhưng với người thầy trong câu chuyện, thầy coi đó là một vấn đề nghiêm túc và coi đám con nít là những người lớn với suy nghĩ chin chắn thực sự. Chính những hành động của thầy đã góp phần giáo dục nhân cách, vun đắp thêm tình yêu thương động vật, bạn bè cho những cô cậu học trò. Rồi mai đây, dưới bàn tay dìu dắt của người thầy hiền từ, những cậu bé trong câu chuyện sẽ sống trách nhiệm hơn với mọi thứ và biết yêu thương hơn bạn bè của mình.
- Viết đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh
- Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Tuổi thơ tôi”
- Từ truyện ngắn “Tuổi thơ tôi”, em hãy viết một đoạn văn nghị luận về tình bạn
- Viết một đoạn văn phân tích nhân vật Lợi trong truyện “Tuổi thơ tôi” của Nguyễn Nhật Ánh
- Từ văn bản “Con gái của mẹ”, viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) có sử dụng dấu ngoặc kép kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Hướng dẫn cách làm bài văn kể lại một trải nghiệm của em (kỉ niệm của bản thân) lớp 6
- Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân
- Hãy viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống
- Hãy viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ