Văn mẫu lớp 6 - Tổng hợp các bài văn mẫu lớp 6 Chân trời sáng tạo Bài 5: Trò chuyện cùng thiên nhiên - Văn mẫu 6 Chân trờ..

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật trữ tình trong “Đánh thức trầu”

Tải về

Trong văn bản “Đánh thức trầu” tác giả Trần Đăng Khoa đã hóa thân thành một cậu bé trò chuyện với giàn trầu giống như cuộc trò chuyện giữa hai người bạn. Đó là một cậu bé ngoan, đáng yêu và giàu tình yêu thương.

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - KHTN...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài mẫu 1

Trong văn bản “Đánh thức trầu” tác giả Trần Đăng Khoa đã hóa thân thành một cậu bé trò chuyện với giàn trầu giống như cuộc trò chuyện giữa hai người bạn. Đó là một cậu bé ngoan, đáng yêu và giàu tình yêu thương. Trước tiên, đó là một cậu bé yêu quý bà và thương mẹ. Có không ít bạn ở tuổi này dễ vin vào lý do trẻ con, sợ tối, hãi ma để khước từ việc ra vườn một mình hái trầu trong đêm tối. Còn cậu vẫn vui vẻ ra vườn để thực hiện nhiệm vụ. Cậu còn nhớ như in lời của bà hay hát cho cậu. Thứ hai, cậu bé trong bài thơ rất yêu quý và thương trầu. Với tâm hồn phong phú và giàu tình yêu thương, cậu xem trầu như một người bạn, có tình cảm, hơi thở, linh hồn. Muốn xin mấy lá trầu thì không thể không nói chuyện với chủ nhân. Cái anh bạn Trầu này xem chừng đã ngủ. Câu hỏi để đánh thức tuy không khẳng định nhưng thiên về ý biết chắc Trầu đã ngủ. Bởi thế nên mới không hỏi. "Đã ngủ chưa hả trầu" mà hỏi "đã ngủ rồi hả trầu" và sau đó còn nhắc lại "mày đã ngủ". Trong câu hỏi đó vừa thân mật lại vừa có một tí so sánh, một tí lý sự rất trẻ con: Đã ngủ rồi hả trầu? /Tao đã đi ngủ đâu /Mà trầu mày đã ngủ. Cái việc đánh thức bạn, làm bạn dở giấc ngủ dẫu sao cũng là bất đắc dĩ, dẫu sao cũng là không hay nên cần phải giải thích, phải thanh minh để bạn thông cảm: Bà tao vừa đến đó Muốn xin mấy lá trầu Đã là bạn bè với nhau thì bà của Khoa cũng là bà của Trầu. Để cho bà vui lòng thì dù có bị đánh thức đột ngột, mắt có cay xè chắc Trầu cũng không nỡ giận, không nỡ trách. Trước khi hái, cậu bé còn cất lên lời thì thầm: Đừng lụi đi trầu ơi!. Dù còn nhỏ tuổi, nhưng cậu bé đã hiểu rằng hái trầu đêm dễ làm trầu lụi. Vậy nên phải đánh thức, phải nói rõ lí do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái vài lá vừa đủ cho bà và cho mẹ. Có thể thấy, cậu bé trong truyện vừa hồn nhiên vừa đáng yêu đã khiến bài thơ trở nên sinh động và nhân vật cũng gửi gắm đến chúng ta thông điệp về tình yêu thương và trân trọng thiên nhiên.

Bài mẫu 2

Đến với bài thơ “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã tạo cho người đọc một cảm xúc vô cùng ấn tượng với nhân vật trữ tình. Nhà thơ đã xây dựng nên một cậu bé ngoan ngoãn, đáng yêu và giàu tình cảm. Cậu coi cây trầu như một người bạn cũng có tâm hồn và cảm xúc. Đầu tiên, qua cách gọi “mày – tao” thể hiện mối quan hệ gần gũi, cùng với lời gọi nhẹ nhàng: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào”. Không chỉ vậy, trước khi hái trầu, cậu đã cẩn thận hỏi ý kiến cây trầu  “Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé” thể hiện sự tôn trọng như một người bạn. Cuối cùng, cậu còn thể hiện những mong muốn tốt đẹp của mình giành cho cây trầu “Đừng lụi đi trầu ơi”. Mặc dù còn nhỏ, nhưng cậu bé hiểu rằng việc hái trầu vào ban đêm sẽ dễ khiến cây trầu héo. Vì vậy, cậu phải đánh thức cây trầu, phải nói rõ lý do, phải hái rất nhẹ nhàng, và chỉ hái một vài lá đủ cho bà và mẹ. Cậu bé đã tạo nên một tác phẩm thơ sống động. Từ đó, chúng ta thấy được tầm quan trọng và tình yêu thiên nhiên của cậu bé.

Bài mẫu 3

Trong tác phẩm thơ “Đánh thức trầu”, Trần Đăng Khoa đã sáng tạo ra một nhân vật trẻ thơ đầy tình cảm. Nhân vật này là một cậu bé hiền lành, đáng yêu và tràn đầy tình yêu thương. Anh ấy coi giàn trầu của gia đình như một phần của mình, một tình bạn trong trẻo và bất diệt. Cách anh gọi trầu là “mày - tao” thể hiện sự thân thiết và gần gũi. Lời kêu gọi: “Trầu ơi, hãy tỉnh lại/Mở mắt xanh ra nào” mang lại sự nhẹ nhàng và âu yếm. Trước khi hái, anh ấy còn lịch sự hỏi ý kiến của trầu: “Lá nào muốn cho tao/Thì mày chìa ra nhé”, thể hiện sự tôn trọng như đối với một người bạn thân. Cuối cùng, anh ấy mong muốn trầu không bị tổn thương: “Đừng lụi đi trầu ơi”. Dù còn trẻ nhưng anh ấy đã nhận ra rằng hái trầu đêm dễ làm trầu héo úa. Từ đó, chúng ta nhìn thấy sự trân trọng và tình yêu dành cho thiên nhiên trong nhân vật này.


Bình chọn:
4 trên 3 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí