Bài 1: LẮNG NGHE LỊCH SỬ NƯỚC MÌNH

Bài 3: VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG

Bài 4: NHỮNG TRẢI NGHIỆM TRONG ĐỜI

Bài 5: TRÒ CHUYỆN CÙNG THIÊN NHIÊN

Bài 6: ĐIỂM TỰA TINH THẦN

Bài 7: GIA ĐÌNH THƯƠNG YÊU

Bài 8: NHỮNG GÓC NHÌN CUỘC SỐNG

Bài 9: NUÔI DƯỠNG TÂM HỒN

Bài 10: MẸ THIÊN NHIÊN

Bài 1. Lắng nghe lịch sử nước mình

Ở chủ đề này, học sinh nhận biết được các yếu tố của thể loại truyền thuyết; nhận biết được từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy. Biết tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ; thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất.

Bài 2. Miền cổ tích

Nhận biết được một số yếu tố, chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật của truyện cổ tích; chủ đề của văn bản; đặc điểm, chức năng của trạng ngữ. Tóm tắt được VB một cách ngắn gọn. Nói và viết được bài văn kể lại một truyện cổ tích.

Bài 3. Vẻ đẹp quê hương

Nhận biết được các đặc điểm của thơ lục bát; tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ; biết nhận xét được nét độc đáo của bài thơ. Nêu được bài học, giá trị văn bản gợi ra. Biết làm bài thơ lục bát; viết và trình bày được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một thơ lục bát.

Bài 4. Những trải nghiệm trong đời

Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại; người kể chuyện ngôi thứ nhất, thứ ba. Nêu được bài học do văn bản gợi ra. Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. Viết và kể được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Bài 5. Trò chuyện cùng thiên nhiên

Nhận biết được hình thức ghi chép, cách kể, ngôi kể của thể loại hồi kí; chủ đề của VB; tình cảm, cảm xúc của người viết; biện pháp tu từ ẩn dụ, hoán dụ và tác dụng của chúng. Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt. Biết lắng nghe tiếng nói của thiên nhiên và tâm hồn của mình.

Bài 6. Điểm tựa tinh thần

Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật trong truyện; nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu trong văn bản. Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách. Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.

Bài 7. Gia đình thương yêu

Nhận biết và nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ; nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong thơ; tình cảm của tác giả. Nhận biết và phân tích tác dựng của từ đa nghĩa và từ đồng âm. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ. Biết thảo luận nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

Bài 8. Những góc nhìn cuộc sống

Nhận biết được đặc điểm nổi bật, các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối liên hệ giữa chúng của kiểu văn bản nghị luận. Tóm tắt được nội dung chính của VB nghị luận có nhiều đoạn. Xác định được ý nghĩa nhan đề của VB. Nhận biết được từ mượn, cách sử dụng từ mượn; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và từ có yếu tố Hán Việt. Biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng, vấn đề trong đời sống.

Bài 9. Nuôi dưỡng tâm hồn

Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật, điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. Nhận biết được tác dụng của lựa chọn cấu trúc câu đối với việc thể hiện nghĩa của VB. Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân.

Bài 10. Mẹ Thiên Nhiên

Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện; hiểu được tác dụng của một số yếu tố trong VB thông tin; cách triển kahi theo trật tự thời gian, quan hệ nhân quả; tóm tắt được ý chính của mỗi đoạn. Nhận biết được dấu chấm phẩy; các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và công dụng. Biết viết VB thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Bài 11. Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào?

Biết vận dụng kiến thức đời sống, văn học và các kĩ năng đọc, viết, nói nghe để giải quyết tình huống. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tư duy độc lập, đánh giá vấn đề dưới nhiều góc nhìn.