Bài 1.62 trang 22 SBT Giải tích 12 Nâng cao>
Giải bài 1.62 trang 22 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao. Cho hai hàm số...
Cho hai hàm số: \(f(x) = - {1 \over 4}{x^2} + x + {1 \over 4}\) và \(g(x) = \sqrt {{x^2} - x + 1} \)
LG a
Chứng minh rằng đồ thị (P) của hàm số f và đồ thị (C) của hàm số g tiếp xúc với nhau tại điểm A có hoành độ x = 1.
Lời giải chi tiết:
Ta có:
\(\begin{array}{l}f'\left( x \right) = - \frac{1}{2}x + 1\\g'\left( x \right) = \frac{{2x - 1}}{{2\sqrt {{x^2} - x + 1} }}\end{array}\)
(P) và (C ) tiếp xúc nhau \( \Leftrightarrow \) hệ \(\left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) = g\left( x \right)\\f'\left( x \right) = g'\left( x \right)\end{array} \right.\) có nghiệm
Xét hệ: \(\left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) = g\left( x \right)\\f'\left( x \right) = g'\left( x \right)\end{array} \right.\)
\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l} - \frac{1}{4}{x^2} + x + \frac{1}{4} = \sqrt {{x^2} - x + 1} \\ - \frac{1}{2}x + 1 = \frac{{2x - 1}}{{2\sqrt {{x^2} - x + 1} }}\end{array} \right.\)
Thay \(x = 1\) vào hệ trên ta thấy thỏa mãn.
Do đó hệ có nghiệm \(x = 1\).
Vậy (P) và (C ) tiếp xúc nhau tại điểm có hoành độ \(x = 1\).
LG b
Viết phương trình tiếp tuyến chung (D) của (P) và (C) tại điểm A.
Lời giải chi tiết:
Tại \(A\left( {1;1} \right)\) có: \(f'\left( 1 \right) = g'\left( 1 \right) = \frac{1}{2}\) nên phương trình tiếp tuyến là:
\(y = \frac{1}{2}\left( {x - 1} \right) + 1\) hay \(y = \frac{1}{2}x + \frac{1}{2}\).
LG c
Chứng minh rằng (P) nằm phía dưới đường thẳng (D) và (C) nằm phía trên (D).
Lời giải chi tiết:
Đặt \(h(x) = {x \over 2} + {1 \over 2}\) ta có
\(g(x) - h(x) = \sqrt {{x^2} - x + 1} - {{x + 1} \over 2}\)
- Với \(x + 1 \le 0\) hay \(x \le - 1\) , ta có \(g(x) - h(x) > 0\)
- Với \(x + 1 > 0\) hay \(x > - 1\) ta có:
\(g(x) - h(x) > 0\)
\(\eqalign{& \Leftrightarrow g(x) > h(x) \cr& \Leftrightarrow {g^2}(x) > {h^2}(x) \cr& \Leftrightarrow 4({x^2} - x + 1) > {\left( {x + 1} \right)^2} \cr& \Leftrightarrow 3{\left( {x - 1} \right)^2} > 0 \cr} \)
Do đó, \(g(x) - h(x) \ge 0\) với mọi \(x \in R\) và chỉ có đẳng thức khi x = 1 hay (C) luôn nằm phía trên (D).
Lại có:
\(\begin{array}{l}
f\left( x \right) - h\left( x \right)\\
= - \frac{1}{4}{x^2} + x + \frac{1}{4} - \frac{x}{2} - \frac{1}{2}\\
= - \frac{1}{4}{x^2} + \frac{x}{2} - \frac{1}{4}\\
= - \frac{1}{4}\left( {{x^2} - 2x + 1} \right)\\
= - \frac{1}{4}{\left( {x - 1} \right)^2} \le 0,\forall x
\end{array}\)
Nên (P) luôn nằm phía dưới (D).
Vậy ta có đpcm.
Loigiaihay.com
- Bài 1.63 trang 23 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 1.64 trang 23 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 1.65 trang 23 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 1.66 trang 23 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 1.67 trang 23 SBT Giải tích 12 Nâng cao
>> Xem thêm
- Bài 1.1 trang 10 SBT Giải tích 12 Nâng cao
- Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32 trang 16 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Bài 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30 trang 67 SBT Hình học 12 Nâng cao
- Câu 4.25 trang 181 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao
- Câu 23 trang 211 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao