Tổng hợp 50 bài văn nghị luận phân tích một tác..

Viết bài văn nghị luận phân tích truyện ngắn "Những ngày mới" của nhà văn Thạch Lam lớp 9


Thạch Lam là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn nổi tiếng với những áng văn đậm chất tình cảm. Một số tác phẩm truyện ngắn của Thạch lam mà có lẽ nhiều người sẽ biết đến là Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn...

Tổng hợp Đề thi vào 10 có đáp án và lời giải

Toán - Văn - Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam: nhà văn lãng mạn, nhưng các truyện giàu yếu tố hiện thực và thấm đượm tấm lòng nhân ái cùng niềm xót thương cho những con người nhỏ bé, bất hạnh.

- Giới thiệu chung về tác phẩm “Những ngày mới”: Là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam viết về lựa chọn của những người trí thức trẻ trước cách mạng tháng Tám.

2. Thân bài:

2.1. Nêu ngắn gọn nội dung chính của truyện ngắn:

Truyện kể về Tân - một chàng trai trẻ, nhà không khá giả nhưng cũng thuộc dạng nhất nhì làng quê nghèo này. Từ bé Tân đã được gửi cho nhà chú trên Hà Nội, với ước mơ được tiếp xúc với những điều tân tiến và thành đạt hơn ở nơi thành thị tưởng rằng để có nhiều cơ hội nghề nghiệp sau này. Ước mơ của Tân cũng chính là ước mơ mà cha mẹ anh hằng mong. Nhưng rồi nước ta bị khủng hoảng kinh tế do vừa bước qua chiến tranh và mới vào giai đoạn đổi mới đất nước nên Tân bị mất việc, sống vất vưởng ở Hà Nội. Cha anh lo nghĩ nhiều nên mất, cuối cùng anh quyết định về quê sống một cuộc sống giản dị. Từ đây cuộc sống Tân sang một trang mới, tuy có khó khăn nhưng anh đã thích nghi được và thấy vô cùng hạnh phúc với cuộc sống này. Không chỉ có Tân mà những người nông dân xung quanh anh cũng như vậy, họ cũng bị lao đao vì tình hình đất nước thay đổi, cũng vẫn phải lao động khó khăn, vất vả. Nhưng trên hết ở cả Tân và những người nông dân ở làng quê thanh bình đó, chúng ta thấy họ vẫn luôn tươi vui, yêu thương lẫn nhau, hăng say lao động, biết trân trọng những gì mình có cũng như luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn

2.2. Nêu chủ đề của truyện ngắn:

Qua truyện ngắn, nhà văn muốn phản ánh cách lựa chọn cuộc sống của những người trí thức trẻ trước Cách mạng tháng Tám: Khi cuộc sống chốn thành thị khó khăn, người trí thức trẻ đã quyết định lựa chọn cuộc sống thôn dã lam lũ, vất vả nhưng bình yên, ân tình, ân nghĩa. Đó là lựa chọn xa rời cuộc sống vật chất tầm thường với những bộn bề, lo toan để tìm về cuộc sống thôn quê bình dị, an lành trong tâm hồn, được gần gũi với cảnh vật và những con người thôn quê.

3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

*Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật: Cách xây dựng nhân vật chủ yếu qua thế giới nội tâm.

- Tân là một trí thức, anh vốn xuất thân nơi làng quê nhưng được ăn học và làm việc chốn thị thành.

+ Khi kinh tế khó khăn anh đã quyết định rời thành thị về nông thôn

+ Anh không hề hối tiếc, ngược lại còn thấy cuộc sống trước đây vô vị nhàm tẻ; trong khi đó cuộc sống hiện tại lại vô cùng ý nghĩa (anh thấy được cái tình của người quê; anh được hưởng thụ những thú nhà quê ngon lành, hấp dẫn; anh phát hiện ra tâm hồn mình sâu lắng đầy năng lực giao cảm cùng thế giới tự nhiên thuần khiết; anh thấy cuộc sống quê bình dị, lam lũ mà mến thương vô cùng;…)

- Tác giả chủ yếu đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật. Chọn ngôi kể là ngôi thứ 3 nhưng lại đứng trên góc nhìn của Tân nên tác giả có sự thấu hiểu nhân vật sâu sắc, nắm bắt được cả những chuyển biến tế vi bên trong nhân vật.

- Nhân vật Tân đã giúp Thạch Lam thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm, đồng thời giúp người đọc thấu hiểu tấm lòng êm mát và sâu kín của ông: ông luôn mến yêu cuộc sống nơi làng quê.

* Một số đặc điểm nghệ thuật khác của truyện ngắn:

- Ngôn ngữ giản dị, giàu chất thơ.

- Kết hợp tự sự với yếu tố miêu tả và biểu cảm.

3. Kết bài:

- Truyện "Những ngày mới" của Thạch Lam gây ấn tượng với người đọc bởi cốt truyện giản dị, xoay quanh những cảm nhận về cuộc sống xung quanh của nhân vật chính; ngôn ngữ giàu chất thơ,...

- Tác phẩm mang lại cho độc giả những bài học quý giá về tình yêu quê hương và việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống .

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Thạch Lam là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn nổi tiếng với những áng văn đậm chất tình cảm. Một số tác phẩm truyện ngắn của Thạch lam mà có lẽ nhiều người sẽ biết đến là Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Nắng trong vườn... Nhưng bên cạnh đó, Thạch Lam còn sáng tác nhiều tác phẩm mang giá trị nhân văn cao khác như truyện Những ngày mới. Đây là một câu chuyện được Thạch Lam lựa chọn chủ đề và xây dựng nhân vật rất hay, mang đậm chất riêng của nhà văn.

Về chủ đề sáng tác, Những ngày mới kể về cuộc sống của những người nông dân nước ta trong thời kỳ đầu đổi mới đất nước. Thạch Lam đã khắc họa thành công bức tranh bao quát về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình công việc, cuộc sống tinh thần và vật chất của những người nông dân chân chất thời đó. Không những vậy, truyện ngắn còn thể hiện khát khao hướng tới tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn của nhân dân ta.

Nhân vật trong truyện ngắn Những ngày mới được Thạch Lam xây dựng một cách giản dị, chân thật và gần gũi, có thể nhiều người trong số chúng ta sẽ thấy hình ảnh của chính bản thân mình ở trong những nhân vật này. Truyện được kể dưới góc nhìn của Tân, nhân vật chính của truyện. Tân là một chàng trai trẻ, nhà không khá giả nhưng cũng thuộc dạng nhất nhì làng quê nghèo này. Từ bé Tân đã được gửi cho nhà chú trên Hà Nội, với ước mơ được tiếp xúc với những điều tân tiến và thành đạt hơn ở nơi thành thị tưởng rằng có nhiều cơ hội này. Ước mơ của Tân cũng chính là ước mơ mà cha mẹ anh hằng mong. Nhưng rồi nước ta bị khủng hoảng kinh tế do vừa bước qua chiến tranh và mới vào giai đoạn đổi mới đất nước nên Tân bị mất việc, cha anh lo nghĩ nhiều nên mất, cuối cùng anh quyết định về quê sống một cuộc sống giản dị. 

Từ đây cuộc sống Tân sang một trang mới, tuy có khó khăn nhưng anh đã thích nghi được và thấy vô cùng hạnh phúc với cuộc sống này. Không chỉ có Tân mà những người nông dân xung quanh anh cũng như vậy, họ cũng bị lao đao vì tình hình đất nước thay đổi, cũng vẫn phải lao động khó khăn, vất vả. Nhưng trên hết ở cả Tân và những người nông dân ở làng quê thanh bình đó, chúng ta thấy họ vẫn luôn tươi vui, yêu thương lẫn nhau, hăng say lao động, biết trân trọng những gì mình có cũng như luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Tất cả những nhân vật trong truyện được Thạch Lam xây dựng thật tròn vai, họ là đại diện cho những người nông dân lao động Việt Nam chân chính, luôn cần cù, chịu khó, vô cùng chân chất và tốt bụng.

Truyện ngắn Những ngày mới của Thạch Lam có thể thành công gây dấu ấn trong lòng độc giả trước hết phải nhờ đến cách chọn chủ đề sáng tác và xây dựng nhân vật đơn giản nhưng lại rất gần gũi đối với độc giả. Chính vì vậy, truyện đã mang tới sự bình yên, tiếp thêm sự lạc quan, yêu đời cho chúng ta.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Nhà văn Thạch Lam không còn quá xa lạ với độc giả yêu thích văn chương Việt. Các tác phẩm của ông đều rất nhẹ nhàng nhưng lại mang đến những giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm " Những ngày mới" của ông viết về một đề tài không còn mới mẻ nhưng lại có cách khai thác nhân vật trong thời kỳ sau đổi mới của nước ta.

Nhân vật chính Tân - một chàng trai trẻ sống ở một làng quê nghèo nhưng từ nhỏ đã luôn có khát vọng có cuộc sống thành công và được trải nghiệm những tiến bộ ở thành thị, và ước mơ của anh cũng là ước mơ của cha mẹ anh. Anh đã rất muốn đem đến những thành tựu gì đó về cho gia đình. Nhưng tiếc rằng hoàn cảnh nước ta sau đổi mới còn có nhiều khó khăn, nên Tân đã không thể làm được điều mà mình ước mơ. Và Tân phải đối mặt với mất việc làm và cha anh qua đời. Điều này thúc đẩy anh quyết định trở về quê hương và bắt đầu một cuộc sống mới giản dị.

Để hoàn thành ước mơ của mình không nhắc thiết phải ra thành phố xô bồ, vất vả mà chính làng quê của mình chỉ cần chúng ta lao động hăng say, tìm hạnh phúc trong những điều giản dị đó đã là một sự hạnh phúc không hề nhỏ. Cuộc sống nông dân tuy có khó khăn, vất vả nhưng vẫn chứa chan hạnh phúc, tiếng cười. Bởi họ biết được giá trị của những công việc họ đang làm, hết mình bán sức cho việc làm nông để cho ra những mùa vụ tươi tốt, thắng lợi,” họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sướng tuy những lúa gặt không phải là của họ”.

Câu chuyện được kể với qua ngôi kể thứ ba, là người ngoài truyện, có cái nhìn bao quát về toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi thứ ba giúp người đọc có điểm nhìn khách quan, chân thực, toàn diện hơn về cuộc sống lao động và đặc điểm của nhân vật Tân và những người nông dân chốn thôn quê.

Thạch Lam luôn có cách xây dựng nhân vật, xây dựng tình huống truyện vô cùng đơn giản nhưng đã tinh tế thể hiện những giá trị nội dung của truyện. Qua cuộc đời với những thăng trầm của nhân vật Tân, người đọc càng thêm hiểu rõ hơn về niềm yêu thích của anh với công việc, thấy được giá trị của những công việc làm nông và vẽ đẹp của cuộc sống yên bình nơi thôn quê.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Tác phẩm "Những ngày mới của nhà văn Thạch Lam là một tác phẩm truyện ngắn đầy tính nhân văn và tình cảm. Tác giả đã thành công trong việc mang đến cho độc giả một câu chuyện chân thật, gần gũi và đầy ý nghĩa về cuộc sống của những người nông dân trong giai đoạn đổi mới đất nước.

Chủ đề chính của tác phẩm xoay quanh cuộc sống của những người nông dân, với những vấn đề như việc làm kinh tế, sự lạc quan yêu đời và hướng tới tương lai tươi sáng. Tác giả đã khéo léo xây dựng các nhân vật trong truyện, mang đặc điểm chung của nhiều người nông dân thực tế. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba số ít, từ góc nhìn của nhân vật Tân, một người nông dân trẻ tuổi.

Cuộc sống của Tân bị ảnh hưởng bởi nạn kinh tế, anh từng là một người được cha mẹ kỳ vọng gửi gắm và chu cấp đầy đủ để có một cuộc sống tốt đẹp ở thành phố. Tuy nhiên, anh đã chọn trở về quê sống một cuộc sống giản dị và bình yên. Điều này là một quyết định đúng đắn trong cuộc đời anh, khi anh nhận ra ý nghĩa thực sự của cuộc sống.

Tác giả Thạch Lam đã thành công trong việc tạo ra một tác phẩm mang tính chất tư duy và tình cảm sâu sắc. Tác phẩm không chỉ tập trung vào cuộc sống vật chất của những người nông dân, mà còn khắc họa được tinh thần lao động hăng hái, lòng yêu đời và tình thương lẫn nhau của họ. Điều này thể hiện những đức tính đáng quý của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay.

Với cách chọn nội dung và xây dựng nhân vật đặc biệt của mình, Thạch Lam đã tạo nên một tác phẩm đáng để đọc và suy ngẫm. Những ngày mới" đã gây được dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả, mang lại cảm giác bình yên và sức mạnh lạc quan yêu đời, hướng tới tương lai tốt đẹp phía trước.

Tác phẩm “Những ngày mới" của Thạch Lam là một tác phẩm đáng để đọc và suy ngẫm về cuộc sống của những người nông dân trong giai đoạn đổi mới đất nước. Tác giả đã thành công trong việc khắc họa nhân vật và truyền đạt thông điệp về lòng yêu đời, sự lạc quan và tình thương của nhân dân Việt Nam

Bài tham khảo Mẫu 1

Thạch Lam là cây bút nổi bật trong dòng văn học hiện thực giai đoạn 1930–1945, với phong cách giàu chất trữ tình, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Truyện ngắn “Những ngày mới” là một tác phẩm tiêu biểu thể hiện rõ quan niệm sống đầy nhân văn của ông: đề cao sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, lao động và cộng đồng nông thôn. Qua nhân vật Tân – một người trí thức thất nghiệp trở về quê làm ruộng – Thạch Lam đã truyền tải thông điệp về giá trị của cuộc sống giản dị, chân thật và ý nghĩa.

Tân từng là một người trẻ sống ở thành thị, theo đuổi công danh, mơ ước trở thành thầy ký – một biểu tượng thành đạt lúc bấy giờ. Thế nhưng, khi nạn thất nghiệp lan rộng, anh mất việc, sống vất vưởng, bất lực giữa đô thị xô bồ. Chính trong hoàn cảnh đó, Tân đã quyết định trở về quê, trở lại với cuộc sống làm nông. Từ đây, một sự thay đổi lớn lao diễn ra trong tâm hồn nhân vật. Trước kia, Tân từng thờ ơ với thiên nhiên, từng sống kiểu “ăn bận chải chuốt như một cô gái”, thì giờ đây anh thấy hạnh phúc khi được nằm trên cỏ, hít thở mùi lúa thơm, được cùng thợ gặt chia sẻ niềm vui lao động. Đây là quá trình trở về không chỉ với quê hương, mà còn là hành trình trở về với chính bản thân mình.

Dưới ngòi bút tinh tế của Thạch Lam, bức tranh đồng quê hiện lên thật yên bình và sống động: cánh đồng lúa vàng óng, gốc rạ lấp lánh, trời xanh qua khe lá, mùi lúa thơm lan tỏa… Thiên nhiên được miêu tả không chỉ để làm nền cho câu chuyện, mà còn phản chiếu tâm hồn con người. Tân cảm thấy mình “sống” thật sự khi tâm hồn hòa nhịp với cảnh vật – điều mà anh chưa từng cảm nhận được khi còn ở chốn thị thành. Từ một người từng chạy theo cuộc sống xa hoa phù phiếm, Tân nhận ra rằng điều cần thiết nhất với con người không phải là danh vọng, mà là sự đủ đầy trong tinh thần, sự thanh thản trong tâm hồn.

Bên cạnh thiên nhiên, điều khiến Tân thay đổi sâu sắc là sự gắn bó với những người lao động bình dị – những người nông dân chất phác, vui vẻ, tận tâm. Họ không có nhiều vật chất, nhưng có niềm vui thật sự trong công việc và trong mối quan hệ thân tình với nhau. Họ khiến Tân thấy được giá trị của sự sẻ chia, của tình người trong cuộc sống thôn quê yên lành. Đó cũng là khi Tân nhận ra bản thân anh không còn là người đứng ngoài cuộc sống nữa, mà đã hòa vào nó, là một phần của nó.

Khép lại truyện là một hình ảnh đầy chất thơ: ngàn sao lấp lánh, mùi rạ ướt và ánh sáng mờ phía chân trời nơi thành thị xa xăm. Tân không còn luyến tiếc quá khứ mà bình thản hướng về “cuộc đời mới đang chờ đợi”. Đó là một cái kết mở, nhẹ nhàng nhưng trọn vẹn, như một lời khẳng định rằng: con đường hạnh phúc thật ra nằm ở sự lựa chọn sống giản dị, sống có ý nghĩa giữa những điều tưởng như nhỏ bé nhất.

“Những ngày mới” không chỉ là câu chuyện về một người trí thức thất nghiệp quay về làng quê, mà còn là bản nhạc trầm lắng ca ngợi vẻ đẹp của lao động, của thiên nhiên và của đời sống bình dị. Qua đó, Thạch Lam khơi dậy một triết lý sống: giữa những biến động của đời người, điều quan trọng nhất không phải là ta đi bao xa, mà là ta có biết dừng lại để lắng nghe tâm hồn mình và tìm về với những giá trị bền vững, chân thật hay không.

Bài tham khảo Mẫu 2

Cuộc sống con người gắn liền với chuỗi ngày lao động miệt mài, làm việc không ngừng nghỉ. Những công việc tốt không nhất thiết phải là những việc gắn với sự tân tiến, hiện đại của xã hội nhộn nhịp chốn đô thành mà đơn giản chỉ cần công việc ấy có thể tạo ra thu nhập cho bản thân, đóng góp cho xã hội và khiến bản thân vui lòng. Truyện ngắn “Những ngày mới” của Thạch Lam đã cho ta thấy niềm vui từ chính công việc làm đồng giản dị, quen thuộc chốn thôn quê, cái nghề “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” qua hình ảnh người nông dân Tân. Truyện đã thành công thể hiện chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật.

Truyện dưới góc nhìn của chàng thanh niên tên Tân kể về chính cuộc sống lao động của mình. Gia đình anh không thuộc dạng khá giả nhưng vẫn đứng nhất nhì trong làng. Vì muốn có được công việc tân tiến, tiếp xúc với những điều thịnh đạt chốn đô thị, từ bé Tân đã được gửi vào Hà Nội. Nhưng chàng mất việc vì khủng hoảng kinh tế do ảnh hưởng của chiến tranh. Và rồi anh quyết định về quê hương sống cuộc đời yên bình, từ bỏ cái xa hoa của Hà thành. Kể từ đó cuộc đời anh sang trang mới, vẫn ẩn chứa những khó khăn, vất vả nhưng lại khiến anh yêu và quý công việc này, cảm nhận được sự hạnh phúc. Những người nông dân chân chất nơi đây cũng giống Tân, vui vẻ, hăng say lao động với việc đồng án và họ luôn giúp đỡ lẫn nhau.

Tác phẩm “ Những ngày mới “ kể về cuộc sống lao động giản dị của người nông dân trong thời kì đổi mới đất nước qua hình tượng nhân vật Tân cùng những người dân nơi đây. Tư tưởng và suy nghĩ của họ luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và kể cả lao động. Những người nông dân trong thời kì đổi mới hằng ngày hăng say làm việc, “chăm chú vào công việc làm”,” không để ý gì đến cảnh vật chung quanh”. Họ tìm được những niềm vui bình dị trong sự vất vả, lấm tấm mồ hôi, lương ba cọc ba đồng của cái nghề trồng lúa. Những người nơi đây họ san sẻ niềm vui cho nhau,” các thợ đàn bà họp nhau lại một chỗ ăn trầu và nói chuyện mùa màng còn ông cụ thì loay hoay buộc lại mấy cái hái để dùng đến buổi gặt chiều”, giúp đỡ lẫn nhau vô cùng chân thành và nhiệt tình, chia sẻ cho nhau từng miếng cơm miếng nước. Họ trân trọng từng bó lúa mà họ làm ra, “vui vẻ khi thấy những bông lúa chắc, vàng ngả sát vào người”, “những bông lúa ấy đối với Tân quý lắm và như có một ý nghĩa thiêng liêng, đấy là kết quả của cả một năm làm lụng khó nhọc và vất vả”. Cuộc sống nông dân tuy có khó khăn, vất vả nhưng vẫn chứa chan hạnh phúc, tiếng cười. Bởi họ biết được giá trị của những công việc họ đang làm, hết mình bán sức cho việc làm nông để cho ra những mùa vụ tươi tốt, thắng lợi, “họ làm việc xong cũng vui vẻ, sung sướng tuy những lúa gặt không phải là của họ”. Hơn thế nữa, đó chính là tình người, tình làng nghĩa xóm của nhân dân nơi đây. Dưới cái nắng chói chang, thứ họ nhận được là những cuộc nói chuyện vui đùa, những bữa cơm giản dị giờ nghỉ trưa, từng cốc nước vối đánh tan cơn khát. 

Bên cạnh đó, chính cái khung cảnh yên bình, thanh tịnh nơi thôn quê cũng dễ khiến con người ta xao xuyến. “ làng mạc ở chân trời rung động trong ánh nắng”, “những dải mây trắng lững thững ở phía xa”, “ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng”, làm sao có thể cưỡng nổi trước khung cảnh tuy bình dị nhưng lại đẹp đến nao lòng như thế. Người nông dân thời kì đổi mới khác với những người nông dân thời xưa. Nếu như qua hình tượng nhân vật Lão Hạc, Chị Dậu với số phận bi thảm ta thấy được sự bần cùng, số phận bi thảm thì đến với người nông dân trẻ tên Tân, ta thấy được những ý nghĩ, mơ ước hướng mình tới những gì tốt đẹp hơn. Đó là những gì người lao động có trong thời kì đổi mới. Nhà văn Thạch Lam đã khắc họa thành công một xã hội với bối cảnh kinh tế, cuộc sống và công việc giản dị của người nhân dân thời ấy. Qua đó, tác giả muốn hướng người đọc đến những khát vọng tốt đẹp, tươi mới và xán lạn hơn. Dù cuộc sống luôn mang đến khó khăn, thử thách nhưng sẽ luôn có chiếc chìa khóa để đi qua cánh cửa ấy nếu như ta tìm hướng giải quyết và nghĩ đến những điều lạc quan.

Truyện không những xây dựng thành công chủ đề mà còn mang đến cho người đọc những nét đặc sắc về nghệ thuật. Câu chuyện được kể với qua ngôi kể thứ ba, là người ngoài truyện, có cái nhìn bao quát về toàn bộ câu chuyện. Việc sử dụng ngôi thứ ba giúp người đọc có điểm nhìn khách quan, chân thực, toàn diện hơn về cuộc sống lao động và đặc điểm của nhân vật Tân và những người nông dân chốn thôn quê. Từ đó, khái quát lên hình tượng người nông dân trong thời kì đổi mới chân chất, chăm chỉ, yêu lao động và hướng đến những điều tốt đẹp. Qua điểm nhìn hạn tri của nhân vật Tân, người đọc cảm nhận chân thực, sinh động, gần gũi hơn về công việc làm nông của người dân. Việc sử dụng điểm nhìn ngôi thứ nhất góp phần làm rõ hơn, bộc bạch , dễ nắm bắt sự sung sướng, trân trọng của Tân cũng như người nông dân khác khi làm ra từng bó lúa, tạo ra những thành phẩm lao động.

Cách xây dựng câu chuyện vô cùng đơn giản nhưng đã tinh tế thể hiện những giá trị nội dung của truyện. Kể từ lâu, lao động đã là một chủ đề quen thuộc của những áng văn hay. Qua cuộc đời với những thăng trầm của nhân vật Tân, người đọc càng thêm hiểu rõ hơn về niềm yêu thích của anh với công việc, thấy được giá trị của những công việc làm nông và vẽ đẹp của cuộc sống yên bình nơi thôn quê. Đồng thời, việc lấy bối cảnh xã hội trong thời kì đổi mới giúp người đọc như trở về mà cảm nhận những ngày đầu khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước, qua đó, tạo nên chiều sâu, sức khơi gợi và để lại nhiều cảm xúc, ấn tượng sâu đậm.

Ngôn ngữ và hình ảnh trong truyện cũng được sử dụng một cách khéo léo. Để miêu tả, khắc họa cuộc sống lao động giản dị của người nông dân và khung cảnh yên bình chốn thôn quê, tác giả đã sử dụng những từ ngữ và hình ảnh vô cùng đơn giản, gần gũi và mang đậm chất địa phương. Những hình ảnh “Những gánh lúa vàng nặng trĩu”, “trời nhá nhem tối”, “tiếng néo đập lúa trên cối đá”, “tiếng hái đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bỏ ăn cỏ” cùng từ ngữ “bát nụ vối”, “ăn quà”, “ngon lành”, “ sung sướng” như đưa người đọc đến gần hơn với cuộc sống lao động với nhiều niềm vui, hạnh phúc của người nông dân thời kì đổi mới.

Một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật là cách xây dựng hình tượng nhân vật. Thạch Lam không chọn cách lấy sự bần cùng, khó khăn, số phận bị thảm để làm nổi bật lên giá trị tâm hồn đẹp đẽ của người nông dân mà lại chọn sự lạc quan, chăm chỉ, chân chất của người nông dân thời kì đổi mới để thể hiện sự thay đổi suy nghĩ về công việc của con người lao động. Tác giả dùng chính những cái tươi mới, tốt đẹp của người nông dân để diễn tả chính vẻ đẹp thực tại trong nội tâm họ. Thêm vào đó, cách miêu tả tâm trạng của nhân vật Tân càng khiến tăng thêm giá trị của công việc làm nông ở chốn quê và khung cảnh thiên nhiên cùng con người nơi đây: “Chàng thấy vui vẻ, một mối tình nảy nở giữa tâm hồn Tân với những người thợ gặt giản dị và mộc mạc chung quanh chàng”, “Tâm hồn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. Chàng có cái cảm giác rằng mình sống…,”,”Tân tiếc hồi thuở nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc.”

“Những ngày mới” của cây bút Thạch Lam là một tác phẩm như thế. Câu chuyện mang lại cho người đọc cái nhìn mới, độc đáo về cuộc sống lao động chăm chỉ của người nông dân trong thời kì đổi mới, khung cảnh thiên nhiên yên bình và con người thật thà nơi thôn quê. Qua đó, nhà văn người Hà thành muốn khơi gợi những khát vọng, ý nghĩa tốt đẹp, khơi dậy sự lạc quan của người đọc. Tác phẩm đã vượt qua mọi băng hoại của thời gian để sống mãi đến tận ngày nay.

Bài tham khảo Mẫu 3

“Những ngày mới” là một truyện ngắn giàu chất tự sự và cảm xúc, tiêu biểu cho phong cách nhẹ nhàng, sâu lắng của Thạch Lam – cây bút nổi bật trong nhóm Tự Lực văn đoàn. Qua hành trình trở về quê hương của nhân vật Tân, tác phẩm không chỉ tái hiện vẻ đẹp của cuộc sống thôn quê mà còn thể hiện một quá trình chuyển biến nội tâm sâu sắc, từ đó gửi gắm quan niệm sống giản dị, gắn bó với thiên nhiên, lao động và cộng đồng.

Truyện kể về Tân – một thanh niên từng sống ở thành thị, học hành thành đạt và trở thành thầy ký. Thế nhưng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, anh mất việc, sống vất vưởng nơi đô thị. Chính lúc bế tắc nhất, Tân quyết định trở về quê, chọn cuộc sống làm nông dân giản dị nhưng chân thực. Hành trình này không chỉ là sự thay đổi về không gian sống, mà còn là sự thức tỉnh, chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn. Nếu như trước kia Tân từng là người chạy theo vẻ ngoài bóng bẩy, kiêu hãnh và xa cách với cuộc đời, thì giờ đây, chàng biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, thấy hạnh phúc khi lao động và hòa nhập với những con người chất phác xung quanh.

Ngòi bút tinh tế của Thạch Lam đã khắc họa cảnh vật thôn quê đầy thơ mộng, gợi cảm: “Cánh đồng lúa chín lóe vàng dưới mặt trời buổi trưa”, “trên trời, ngàn sao lấp lánh”, “gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt và hơi sương lạnh”… Những hình ảnh ấy không chỉ đẹp mà còn gợi sự sống, sự ấm áp và gần gũi. Thiên nhiên trong truyện không vô tri, mà như có tâm hồn, như một người bạn gắn bó với con người. Qua đó, tác giả thể hiện rõ một quan niệm: hạnh phúc không nằm ở vật chất xa hoa, mà ở sự bình dị, hòa hợp giữa con người với thiên nhiên và lao động.

Tư tưởng nhân văn của Thạch Lam còn thể hiện ở tình cảm ông dành cho người nông dân – những người lao động bình dị nhưng vui vẻ, lạc quan và đầy phẩm giá. Họ “cười đùa tự nhiên”, “vừa đập lúa vừa hát”, họ sống trong niềm vui lao động và sự gắn bó cộng đồng. Qua cái nhìn của Tân, họ không còn là những con người nghèo khổ đáng thương, mà là những người mang lại niềm tin và sự ấm áp cho cuộc sống. Họ giúp Tân hiểu ra giá trị đích thực của cuộc sống: không phải là sự hào nhoáng nơi phố thị, mà là cảm giác được sống thật, có ích, và gắn bó với cộng đồng.

Tác phẩm kết thúc trong một không gian thanh bình, rộng mở: “Tân bước ra ngõ, nhìn xuống dưới đồi... Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng”. Đó là hình ảnh tượng trưng cho tương lai, cho sự khởi đầu của một con đường sống mới – trọn vẹn hơn, ý nghĩa hơn.

Như vậy, “Những ngày mới” là một truyện ngắn giàu chất thơ và đầy triết lý sống. Qua nhân vật Tân, Thạch Lam không chỉ kể về một hành trình đổi thay cá nhân mà còn đưa ra một thông điệp có giá trị bền vững: hạnh phúc chân thật đến từ sự giản dị, chân thành và hòa hợp với thiên nhiên, lao động và con người. Tác phẩm gợi cho chúng ta suy ngẫm về lối sống hiện đại – nơi con người đôi khi cần chậm lại, nhìn sâu vào tâm hồn mình để tìm ra điều thực sự có ý nghĩa


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí