Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Thiên Trường vãn vọng>
Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Mở bài
MB 1
Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.
MB 2
Nền văn học Việt Nam trong thời trung đại (từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX), cùng với những bài thơ biểu ý như Nam quốc sơn hà, Tụng giá hoàn kinh sư, cha ông ta đã sáng tác khá nhiều tác phẩm biểu cảm. “Để biểu cảm, người viết biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình”. Bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông và Côn sơn ca của Nguyễn Trãi chính là hai văn bản như thế.
MB 3
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức tranh đầy nghệ thuật vẽ cảnh chiều nơi thôn dã.
MB 4
Tình yêu quê hương đất nước là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong nền văn học trung đại nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. Tình yêu ấy không chỉ thể hiện ở việc khẳng định chủ quyền dân tộc, niềm tự hào về những chiến công và niềm hy vọng khát khao về một nền thái bình thịnh trị vĩnh hằng. Mà tình yêu quê hương đất nước còn thể hiện thông qua tình yêu của con người với vẻ đẹp của quê hương, gắn bó với quê hương. Điều ấy đã nhiều lần được bộc lộ trong các tác phẩm thơ ca của các tác giả nổi tiếng trong đó bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của vua Trần Nhân Tông là một ví dụ điển hình.
MB 5
Trần Nhân Tông nổi tiếng là một vị vua anh minh hiền đức khoan dung. Bên cạnh đó ông còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa tiêu biểu của nhà Trần. Ông đã để lại một số lượng tác phẩm có tầm ảnh hưởng lớn. Trong số đó ta không thể không kể đến tác phẩm Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. Tác phẩm được sáng tác trong thời điểm ông về thăm quê nhà. Bài thơ tả cảnh buổi chiều ở Thiên Trường tuy vắng lặng nhưng lại có rất nhiều cảnh vật khiến lòng người xốn xang.
Nguồn: Sưu tầm
Kết bài
KB 1
Sử dụng lớp ngôn ngữ giàu chất biểu cảm và hội họa tác giả đã vẽ lên bức tranh làng quê trầm lặng mà không quạnh vắng. Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống thật đẹp đẽ, hài hòa, nên thơ. Qua bài thơ còn cho thấy tình yêu quê hương sâu nặng của tác giả.
KB 2
Nói khác đi, qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng, vua Trần Nhân Tông đã bộc lộ tình yêu quê hương, tình yêu nhân dân, yêu đời trong sáng. Điều đó cũng chứng tỏ, ở thời đại nhà Trần, dân tộc ta, nhân dân ta sống rất cao đẹp. Bài thơ của Trần Nhân Tông góp thêm một vầng sáng nữa vào “Hào khí Đông A” của thơ văn đời Trần.
KB 3
Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra được vua Trần Nhân Tông sáng tác trong một dịp về thăm lại kinh đô Thiên Trường ở Nam Định. Bằng đôi nét chấm phá, nhà vua - nhà thơ đã vẽ nên một bức tranh đẹp huyền ảo, thơ mộng, lãng mạn về miền quê thôn dã, xứng đáng là một bức tranh đầy nghệ thuật vẽ cảnh chiều nơi thôn dã.
KB 4
Bài tứ tuyệt Thiên Trường vãn vọng là một bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng, rất đẹp và tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao, yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua một hành trình trên bảy trăm năm, đọc lên, nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê, và còn chấp chới trong hồn ta. Thơ đích thực là thế!
KB 5
Như vậy bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông dẫu chỉ được xây dựng bằng những hình ảnh và từ ngữ dung dị, bình thường của làng quê Việt Nam lúc bấy giờ. Thế nhưng sâu trong đó nó lại thể hiện sâu sắc tình cảm gắn bó, thân thuộc, tấm lòng yêu quê hương đất nước, khát khao cuộc sống hòa bình an yên cho nhân dân và nỗi lòng vui sướng trước viễn cảnh thanh bình, trầm lắng của quê hương với khói bếp, với đàn trâu, cánh cò của tác giả.
Nguồn: Sưu tầm
- Hãy phân tích tùy bút “Ca Huế trên sông Hương”
- Hãy viết đoạn văn cảm nhận về văn bản Ca Huế trên sông Hương
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Ca Huế trên sông Hương
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận bài thơ Thiên Trường vãn vọng
- Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên trong Thiên Trường vãn vọng
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức câu lạc bộ bóng đá cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc xây dựng nhà đa năng cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức câu lạc bộ bóng đá cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc xây dựng nhà đa năng cho học sinh lớp 8