Bài 3. Lời sông núi

Hãy viết đoạn văn chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta hay nhất


“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý

1. Mở đoạn

Giới thiệu lòng yêu nước: Lòng yêu nước mà một truyền thống vô cùng cao đẹp của bao thế hệ người Việt Nam.

2. Thân đoạn

* Giải thích lòng yêu nước

– Lòng yêu nước: là lòng yêu tổ quốc mà cụ thể là yêu gia đình, làng xóm, quê hương được thể hiện bằng những hành động và việc làm cụ thể góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước.

– Đây là một truyền thống quý báu, là tình cảm thiêng liêng và cao đẹp của nhân dân ta.

* Biểu hiện của lòng yêu nước

– Giai đoạn chiến tranh, giành độc lập:

+ Thời phong kiến, bao cuộc khởi nghĩa nổ ra nhằm thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc.

+ Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ trường kỳ của dân tộc, tinh thần yêu nước cũng thể hiện bằng bao sự hy sinh của đồng bào không phân biệt địa vị, giới tính, vùng miền,…

+ Tình yêu nước giai đoạn này hết sức mạnh mẽ, bằng một con đường chung nhất: đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Tấm gương tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, những người mẹ Việt Nam anh hùng,…

– Giai đoạn hòa bình, phát triển đất nước:

+ Khi mới giành được độc lập, lòng yêu nước biểu hiện thành tinh thần xây dựng, kiến thiết đất nước buổi đầu.

+ Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay thì đó là sự vươn tầm thế giới khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ thế giới.

+ Tình yêu nước thời kỳ mới được tiến hành đa dạng và bằng nhiều cách thức hơn, có thể là một người nông dân đưa lúa gạo đi xuất khẩu, là anh chiến sĩ hải đảo giữ vững chủ quyền ngoài biển khơi, là doanh nhân đưa thương hiệu Việt tới bạn bè năm châu.

+ Tấm gương: Doanh nhân Phạm Nhật Vượng, thiếu tá Vi Văn Nhất hy sinh khi đánh án ma túy hay các học sinh đạt giải cao trong các kì thi quốc tế,…

* Vai trò của lòng yêu nước

– Là chìa khóa vạn năng có thể đưa đất nước vượt qua mọi gian nan thử thách.

– Là dòng sữa ngọt mát nuôi dưỡng bao tâm hồn những người con đất Việt.

– Là bệ đỡ vững chắc cho mọi thành công sau này của thế hệ người Việt Nam.

– Là nguồn cảm hứng bất tận đi vào biết bao trang văn trang thơ, nói chí tỏ lòng, diễn tả bất tận mọi cung bậc tình cảm của lòng yêu nước.

– Khiến con người ta sống có trách nhiệm hơn với gia đình quê hương đất nước.

* Trách nhiệm của thế hệ trẻ hiện nay

– Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất: giúp đỡ mọi người, tìm hiểu về truyền thống lịch sử dân tộc, nỗ lực tiếp thu tri thức nhân loại,…

– Lòng yêu nước còn thể hiện ở việc bản thân mỗi cá nhân cố gắng hoàn thành mục tiêu tốt đẹp của bản thân. Khi mỗi cá nhân phát triển, tức là cả cộng đồng cùng phát triển,…

– Yêu cảnh sắc quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn, yêu thương giúp đỡ bạn bè,…

3. Kết đoạn

Khẳng định giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm bản thân đối với đất nước.

Bài mẫu 1

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Đây là một lời nói vô cùng có ý nghĩa, thể hiện lòng kiên trì chiến đấu của dân tộc ta. Đó chính là sức mạnh làm nên sự thành công. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dan tộc ta đã hình thành một truyền thống yêu nước quý báu. Truyền thống ấy đã thấm sâu vào trong mỗi người dân Việt Nam tạo nên một sức mạnh của dân tộc. như Bác Hồ đã nói : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Bài mẫu 2

Khi lật từng trang sử vàng của dân tộc, chúng ta có thể tìm thấy nhiều hình ảnh đáng tự hào. Qua dòng thời gian, trong thời gian mà đất nước đang chìm trong khói lửa chiến tranh, người dân đã từng chút một chiến đấu để đạt được độc lập cho dân tộc. Từ thời phong kiến, khi quân thù còn phải bị đuổi ra khỏi biên giới bằng cây gươm và cây giáo, đến thời kỳ kháng chiến chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cả dân tộc đã đứng lên để chiến đấu, như lời dặn của Bác Hồ: "Đồng bào ta gái cũng như trai, trẻ cũng như già cho đến các cháu nhi đồng cỏn con, ai cũng nồng nàn yêu nước, ai cũng hăng hái kháng chiến, ai cũng có gan giết giặc". Tình yêu nước khi ấy được thể hiện một cách mạnh mẽ nhất là bằng con đường chung nhất: giải phóng dân tộc. Thầy giáo mù Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, và những người mẹ Việt Nam anh hùng trong hậu cung là tấm gương sáng cho giai đoạn này. Trong thời bình, tình yêu nước được thể hiện một cách đa dạng hơn, với mục tiêu đưa đất nước vươn tầm thế giới và khẳng định hai tiếng Việt Nam trên bản đồ châu lục. Tất cả mọi công dân đều có thể đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, từ người nông dân xuất khẩu lúa gạo đến chiến sĩ hải quân bảo vệ chủ quyền trên biển khơi, hoặc những doanh nhân tài ba đưa thương hiệu Việt Nam đến khắp năm châu. Ngoài ra, cũng cần phải sẻ chia và giúp đỡ những người có cuộc sống khó khăn như trẻ em bị bỏ rơi, người già neo đơn hoặc bị bỏ quên. Tuy nhiên, bên cạnh những người yêu nước, còn có những kẻ cố ý chống lại đất nước. Tất nhiên, tinh thần yêu nước không chỉ là trách nhiệm của cá nhân mà còn là trách nhiệm của cả xã hội. Chính phủ và các tổ chức xã hội cũng cần phải đóng góp để nâng cao ý thức yêu nước cho người dân. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc giáo dục truyền thông, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và giải trí nhằm tăng cường tinh thần đoàn kết và yêu nước. Tuy nhiên, để xây dựng một xã hội yêu nước thì không chỉ đơn thuần là đòi hỏi người dân phải yêu nước mà còn cần phải đảm bảo cho họ có một môi trường sống tốt đẹp, công bằng và an toàn. Chính phủ cần phải đảm bảo cho mọi công dân được sống trong một môi trường lành mạnh, được tiếp cận với giáo dục và cơ hội phát triển bình đẳng. Ngoài ra, việc đảm bảo an ninh quốc gia và đối ngoại vững mạnh cũng là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng yêu nước. Chính phủ cần phải đưa ra những chính sách và biện pháp thích hợp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phát triển kinh tế và tăng cường quan hệ đối ngoại. Tóm lại, tinh thần yêu nước là yếu tố cần thiết để xây dựng và bảo vệ đất nước. Đây là một trách nhiệm của từng cá nhân trong xã hội và cũng là trách nhiệm của cả chính phủ và các tổ chức xã hội. Chỉ khi mỗi người dân đều có tinh thần yêu nước thì xã hội mới có thể phát triển và thịnh vượng.

Bài mẫu 3

Lòng yêu nước là một trong những giá trị quý báu của dân tộc Việt Nam, biểu thị tình cảm yêu thương và trách nhiệm bảo vệ đất nước của mỗi người. Với người Việt, "lòng yêu nước" đã trở thành một lẽ đương nhiên vì truyền thống yêu thương, tình người, đoàn kết và biết ơn. Đây là một giá trị được thể hiện rõ qua những hình ảnh anh hùng của dân tộc Việt Nam, như những chiến sĩ can trường, nông dân dũng cảm, đã hy sinh tính mạng để bảo vệ độc lập, tự do của đất nước. Ngoài ra tinh thần yêu nước còn được thể hiện trong việc đóng góp tri thức, tài chính để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, một số người không thực sự hiểu và trân trọng giá trị của lòng yêu nước. Điều này được thể hiện qua những hành động phản động, ích kỷ, thiếu trách nhiệm và thậm chí tuyên truyền phản động nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với những hành động đó, chúng ta cần có thái độ quyết liệt để ngăn chặn và đưa ra biện pháp khắc chế kịp thời để không ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Các thành tựu khoa học công nghệ, giáo dục, và những chiến thắng của dân tộc Việt Nam trước giặc ngoại xâm đều chứng minh ý nghĩa của "lòng yêu nước" trong việc bảo vệ và phát triển đất nước. Vì vậy, chúng ta cần duy trì và truyền lại giá trị này cho các thế hệ sau để họ có thể tiếp tục phát triển đất nước và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia văn minh, giàu đẹp và phát triển.

Bài mẫu 4

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước giành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quê yên bình, cho những dòng sông đỏ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí