Kể lại chuyến đi tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lớp 8>
1. Mở đoạn: Giới thiệu về chuyến đi tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà em cảm thấy nhớ mãi.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn: Giới thiệu về chuyến đi tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mà em cảm thấy nhớ mãi.
2. Thân đoạn:
a. Khái quát về chuyến đi tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Hoàn cảnh:
Thời gian?
Địa điểm?
Nhân dịp gì?
Chuyến tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cùng với: người thân, bạn bè, thầy cô…
b. Diễn biến của chuyến đi tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Trước chuyến đi: Chuẩn bị đồ dùng cần thiết, Đi ngủ thật sớm; Đến điểm tập trung và lên xe…
Trong chuyến đi:
Di chuyển mất bao lâu?
Miêu tả đôi nét về điểm đến.
Những sự kiện nổi bật diễn ra.
Kỉ niệm sâu sắc trong chuyến đi.
c. Suy nghĩ, cảm xúc sau chuyến đi tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam: vui vẻ, hạnh phúc, mong đợi chuyến đi tiếp theo.
3. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của chuyến đi tham quan bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đối với mỗi người, đặc biệt là với học sinh.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
Vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 em và gia đình đã có dịp ghé thăm Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một trong những bảo tàng ở Hà Nội nổi tiếng, có vị trí thuận tiện, được ví như thế giới thu nhỏ, thể hiện rõ nét lịch sử văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam thông qua các hiện vật được trưng bày đa dạng, bao gồm y phục, trang sức, vũ khí, nhạc cụ và nhiều thể loại khác.
Có thể nói, điểm đến này được xem như là kho tàng văn hóa đặc biệt của Việt Nam, nơi cất giữ và bảo tồn những giá trị lịch sử truyền thống của các dân tộc. Trải nghiệm này đã để cho em và gia đình những kỉ niệm khó quên.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Hôm nay, khi đang đang trò chuyện về 54 dân tộc sau giờ học địa lý, Mạnh đã nảy ra ý tưởng đi tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Vì vậy sau khi tan học, chúng em đã cùng nhau đi đến bảo tàng để khám phá.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là tổ chức sự nghiệp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam với chức năng là nghiên cứu khoa học, kiểm kê, sưu tầm, bảo quản, phục chế, trưng bày các giá trị lịch sử, văn hóa của các dân tộc trong và ngoài nước. Đến với Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam lần này, chúng em đều rất háo hức khi được tìm hiểu về phong tục tập quán, thói quen sinh hoạt, đặc điểm riêng của từng dân tộc trên dải đất hình chữ S.
Bảo tàng Dân tộc học đã mở ra cho chúng em một cánh cửa hoàn toàn mới, nơi mà có được những kiến thức mà tưởng chừng có thể trong suốt quá trình trưởng thành em sẽ chẳng bao giờ biết về nó. Mỗi dân tộc là mỗi một nền văn hóa khác biệt, mỗi dân tộc lại mang những nét rất riêng do ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố mang lại. Em đã được hiểu kĩ hơn về các nét văn hóa của dân tộc Việt như văn hóa Tứ Phủ gắn liền với nghi lễ Hầu đồng mà trước đây em chỉ được nghe qua về nó, bên cạnh đó còn có rất nhiều nghi lễ hết sức mới lạ đối với em như: đám ma của người Mường, lễ Cấp sắc của người Dao Đỏ dành cho nam giới tới độ tuổi trưởng thành hay lễ Lẩu then của người Tày cũng có nhiều nét tương đồng với văn hóa Tứ Phủ. Bên cạnh đó em còn được hiểu rõ hơn về xuất xứ của các làng nghề truyền thống thời xưa, những biểu tượng văn hóa đời sống của từng miền quê hương dân tộc Việt cũng như các dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam.
Đây thực sự là chuyến đi bổ ích và đầy ý nghĩa khi mà chúng em chưa thể đến những vùng đất xa xôi, chưa được chứng kiến tận mắt đời sống lao động và sinh hoạt của những dân tộc thiểu số trên mọi vùng miền Tổ quốc.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Cuối tuần, em đã có một chuyến đi chơi rất vui vẻ cùng với các bạn trong câu lạc bộ bơi lội. Địa điểm tham quan của chúng em là “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”.
Cả nhóm hẹn nhau ở trước cổng trường, sau đó đi bộ ra bến xe buýt cách đó không xa. Chúng em đi xe mất khoảng một tiếng. Đến nơi, bạn Hòa đi mua vé, rồi cả nhóm cùng vào tham quan từng khu vực.
Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời (Vườn Kiến trúc) và tòa Cánh diều (khu trưng bày Đông Nam Á). Đầu tiên, chúng em đến thăm khu vực tòa nhà Trống Đồng. Đây là nơi trưng bày, giới thiệu bản sắc năm mươi tư dân tộc. Ở đây có rất nhiều hiện vật, thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, y phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục lệ của các đồng bào dân tộc ở Việt Nam.
Ra khỏi tòa nhà Trống Đồng là khu trưng bày ngoài trời. Nơi đây có rất nhiều ngôi nhà của các đồng bào dân tộc như nhà rông của người Ba-na, nhà sàn dài của người Ê-đê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người H'mông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu… Ai cũng tỏ ra thích thú và còn chụp được rất nhiều bức ảnh đẹp. Buổi trưa, cả nhóm vừa ăn uống, vừa trò chuyện rất vui vẻ.
Điểm đến cuối cùng là khu trưng bày Đông Nam Á. Tòa nhà này gồm có bốn tầng được mô phỏng theo hình Cánh diều. Nơi đây thường trưng bày về các văn hóa ngoài Việt Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới)... Nhờ đó, em cũng hiểu thêm về văn hóa của các nước thuộc khu vực Đông Nam Á.
Chuyến đi đã kết thúc. Nhưng em cảm thấy rất vui vẻ và hạnh phúc. Em đã có thêm nhiều kiến thức, cũng như hiểu hơn về những người bạn của mình.
Bài tham khảo Mẫu 1
Chủ nhật tuần này, em cùng với chị Thu đã có một chuyến tham quan ở Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Sau chuyến tham quan, em đã biết thêm rất nhiều kiến thức bổ ích.
Hai chị em đi xe buýt mất khoảng một tiếng là đến nơi. Bước qua cánh cổng bảo tàng, em nhìn thấy một khối nhà mái vòm rất lớn. Phía trên có in một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: “Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”. Chị Thu đã đi mua vé tham quan. Sau đó, chúng em đã đi tham quan bảo tàng theo sơ đồ hướng dẫn.
Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời (Vườn Kiến trúc) và tòa Cánh diều (khu trưng bày Đông Nam Á). Em và chị Thu lần lượt tham quan các khu trưng bày. Đầu tiên là tòa nhà Trống Đồng là nơi trưng bày, giới thiệu bản sắc năm mươi tư dân tộc. Tại đây có khoảng nhiều hiện vật, thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, y phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục lệ của đồng bào dân tộc.
Sau khi ra khỏi tòa nhà Trống Đồng, chúng em nhìn thấy một khoảng sân lớn, đó chính khu trưng bày ngoài trời. Em đã được chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo của người nhiều dân tộc nhà rông của người Ba-na, nhà sàn dài của người Ê-đê, nhà sàn của người Tày, nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, nhà trệt lợp ván pơmu của người H'mông, nhà ngói của người Việt, nhà sàn thấp của người Chăm, nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai và nhà mồ cá nhân của người Cơtu… Em và chị Thu đã chụp khá nhiều bức ảnh kỉ niệm cùng với những ngôi nhà sàn độc đáo này.
Cuối cùng là khu trưng bày Đông Nam Á. Tòa nhà này gồm có bốn tầng được mô phỏng theo hình Cánh diều. Nơi đây thường trưng bày về các văn hóa ngoài Việt Nam (Văn hóa Đông Nam Á, Tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới)...; ngoài ra còn có hội trường, phòng chiếu phim, phòng đa phương tiện. Đây cũng là không gian mà em thích nhất.
Kết thúc một ngày tham quan rất bổ ích. Em đã có rất nhiều trải nghiệm thú vị. Em mong rằng mình sẽ có thêm nhiều chuyến đi như vậy hơn.
Bài tham khảo Mẫu 2
Cuộc sống của con người thường cần những chuyến hành trình để tích luỹ kiến thức quý báu cho bản thân, và đặc biệt, việc khám phá các di sản lịch sử và văn hóa giúp chúng ta hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của đất nước, quê hương mình. Tôi cũng đã có cơ hội trải nghiệm một chuyến đi đáng nhớ như vậy.
Điểm đến của chúng tôi là Bảo tàng Dân tộc học. Một chiều chủ nhật, tôi và chị gái đã quyết định bắt xe buýt để khám phá. Sáng sớm, tôi đã thức dậy lúc sáu giờ để chuẩn bị. Sau một bữa sáng nhanh chóng, tôi lựa chọn một bộ trang phục phù hợp cho chuyến tham quan. Rồi chúng tôi cùng nhau ra bến xe buýt để bắt chuyến xe tiếp theo. Cuộc di chuyển kéo dài khoảng ba mươi phút. Chúng tôi đến bến gần cổng Bảo tàng và tôi đứng chờ chị gái mua vé, sau đó cùng nhau theo sự hướng dẫn của bác bảo vệ để bước vào.
Khi bước qua cánh cổng Bảo tàng, tôi đã ngạc nhiên trước tòa nhà lớn với mái vòm ấn tượng. Dòng chữ "Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam" được khắc trên một viên đá lớn trên tòa nhà, thu hút ánh nhìn của tất cả. Bảo tàng này được chia thành ba khu trưng bày chính: tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời (Vườn Kiến trúc), và tòa Cánh diều (khu trưng bày Đông Nam Á). Chúng tôi đã thăm quan lần lượt các khu trưng bày này.
Đầu tiên, tòa nhà Trống Đồng, nơi trưng bày và giới thiệu đa dạng văn hóa của năm mươi tư dân tộc. Tại đây, chúng tôi được tiếp xúc với nhiều hiện vật, thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống, trang phục, nghệ thuật, nông cụ, tôn giáo, và tục lệ của các dân tộc khác nhau.
Ra khỏi tòa nhà Trống Đồng, chúng tôi nhận thấy một khu trưng bày ngoài trời rộng lớn. Tại đây, chúng tôi được trải nghiệm kiến trúc độc đáo của nhiều dân tộc khác nhau, như ngôi nhà nhà rông của người Ba-na, ngôi nhà sàn dài của người Ê-đê, ngôi nhà của người Tày, ngôi nhà nửa sàn nửa đất của người Dao, ngôi nhà truyền thống của người H'mông, ngôi nhà ngói của người Việt, ngôi nhà sàn thấp của người Chăm, ngôi nhà trình tường của người Hà Nhì, nhà mồ tập thể của người Giarai, và nhà mồ cá nhân của người Cơtu. Chúng tôi đã chụp nhiều bức ảnh đẹp tại đây.
Cuối cùng, chúng tôi đã đến khu trưng bày Đông Nam Á, với tòa nhà hình Cánh diều và bốn tầng. Tại đây, chúng tôi được tìm hiểu về các văn hóa ngoài Việt Nam, như văn hóa Đông Nam Á, tranh kính Indonesia, Một thoáng châu Á và Vòng quanh thế giới. Nơi này còn có hội trường, phòng chiếu phim và phòng đa phương tiện, giúp chúng tôi hiểu thêm về văn hóa của các quốc gia trên khắp thế giới.
Kết thúc buổi sáng thú vị này, tôi và chị gái đã tích luỹ được nhiều kiến thức bổ ích và trải nghiệm thú vị. Chuyến tham quan diễn ra suôn sẻ và đáng nhớ. Tôi mong rằng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều chuyến đi học hỏi và khám phá để làm phong phú kiến thức và đam mê của tôi đối với văn hóa và lịch sử.
Bài tham khảo Mẫu 3
Dù chiến tranh ở Việt Nam đã lùi xa vào quá khứ nhưng những tàn tích do chiến tranh để lại vẫn còn mãi với thời gian. Là một học sinh lớp 6 với niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn Lịch sử, chuyến trải nghiệm thăm quan Viện bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã để lại rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ trong tôi.
Như bác Hồ đã từng nói “dân ta phải biết sử ta”, hiểu được đạo lý đơn giản đấy giúp tôi ngày càng yêu thích tìm hiểu lịch sự và biết ơn sâu sắc đối với tấm lòng yêu nước và sự hy sinh của các thế hệ cha anh đi trước.
Điểm đầu tiên chúng em được tham quan là tòa nhà Trống Đồng. Tòa nhà này được xây dựng mô phỏng theo hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn do kiến trúc sư người Tày thiết kế. Bên trong tòa nhà là những nét văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam được tái hiện qua hiện vật, phim ảnh, cũng như các bài viết từ những nhà nghiên cứu của bảo tàng làm chúng em thấy mình như ngập trong những luồng văn hóa từ khắp nơi tụ họp về nơi đây.
Các hiện vật sống động qua lời giới thiệu của các cô hướng dẫn viên lại càng trở nên hấp dẫn vô cùng. Khi lần đầu được nghe thấy tên của một số dân tộc, lần đầu được tìm hiểu rõ về cách sống, về phong tục tập quán của người dân đến từ các vùng miền tổ quốc, chúng em càng thêm yêu mến và tự hào về vẻ đẹp phong phú của các dân tộc Việt Nam.
Sau 20 phút, cả trường lại tập trung lại để đến với phần mà ai ai trong chúng em cũng đều nóng lòng mong mỏi nhất: Xem múa rối nước. Quả như những gì chúng em mong đợi, màn biểu diễn múa rối mới thật đặc sặc làm sao!
Những con rối ngộ nghĩnh lắc lư uyển chuyến theo điệu hát trông thật bắt mắt và hút người xem. Những tiếng cười sảng khoái, những tràng vỗ tay giòn giã cứ thế vang lên hòa vào trong điệu nhạc. Mỗi lần chuyển cảnh, người xem lại được đưa vào bối cảnh khác thật li kì và hấp dẫn. Từ cảnh người nông dân đi cày đem theo những con trâu lúc lắc cái tai rồi lại đến cảnh các gia đình mừng rỡ và vui vẻ khi bắt được cá và cho đến cả cảnh những đôi uyên ương mời trầu, nâng khúc hát quan họ. Mỗi câu chuyện lại đem đến những nét văn hóa, những khía cạnh khác nhau của con người từ các vùng miền. Bài hát “Người ơi người ở đừng về” ở cuối buổi diễn như thay cho lời cảm ơn và chào tạm biệt.
Kết thúc buổi diễn, chúng em lại được học cách điều khiển con rối dưới nước cũng như chơi các trò chơi dân gian rất vui vẻ.
Sau khi tham gia các hoạt động, chúng em tạm chia tay bảo tàng và lên xe quay trở về trường với tâm trạng sảng khoái và vui tươi, kết thúc một buổi học tập bổ ích và đầy ắp tiếng cười.
- Kể lại chuyến đi tham quan bảo tàng Phòng không không quân lớp 8
- Kể lại chuyến đi tham quan Văn Miếu Quốc Tử Giám lớp 8
- Kể lại chuyến đi tham quan Ngã ba Đồng Lộc lớp 8
- Kể lại chuyến đi tham quan Đền Hùng lớp 8
- Kể lại chuyến đi tham quan Bạch Đằng Giang lớp 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức câu lạc bộ bóng đá cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc xây dựng nhà đa năng cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức câu lạc bộ bóng đá cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc xây dựng nhà đa năng cho học sinh lớp 8