Tổng hợp 50 bài văn kể lại một chuyết đi hoặc một hoạt ..

Kể lại hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương lớp 8


1. Mở đoạn: Giới thiệu về hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Dàn ý chi tiết

1. Mở đoạn: Giới thiệu về hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.

2. Thân đoạn: 

- Hoàn cảnh:

+ Thời gian: Em làm hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương ấy lúc nào?
+ Địa điểm: Em thực hiện hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương ấy ở đâu?

- Kể diễn biến sự việc:

+ Em làm việc ấy cùng ai?
+ Công việc diễn ra như thế nào?

- Kết quả và ý nghĩa của hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương:

+ Kết thúc câu chuyện như thế nào?
+ Ý nghĩa của việc làm ấy.

3. Kết đoạn: Nêu lên suy nghĩ của cá nhân về hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương.

Bài siêu ngắn Mẫu 1

Một trong những hoạt động xã hội mà tôi đã từng tham gia và chứng kiến là buổi lễ bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương. Buổi lễ diễn ra vào ngày 20/10 tại quảng trường thành phố, với mục tiêu gìn giữ và khơi dậy niềm tự hào về di sản văn hóa, lịch sử của địa phương.

Buổi lễ được tổ chức trong không khí trang trọng và long trọng. Quảng trường được trang hoàng lung linh bằng các biểu ngữ, tranh ảnh tái hiện lại những cảnh quan, công trình nổi tiếng của địa phương. Các hoạt động chính trong buổi lễ bao gồm diễu hành, biểu diễn nghệ thuật và triển lâm các hiện vật có liên quan đến văn hóa, lịch sử.

Tham gia buổi lễ này, tôi không chỉ cảm nhận được sự phấn khởi và tự hào của mọi người đối với di sản văn hóa, lịch sử của địa phương mà còn nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy giá trị này. Những kỷ niệm và ấn tượng sâu sắc từ buổi lễ đã khơi dậy trong tôi niềm yêu quý và trách nhiệm với quê hương.

Buổi lễ bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương đã mang lại cho tôi những bài học quý giá. Tôi hiểu rằng, chỉ khi chúng ta biết trân trọng và bảo tồn di sản văn hóa, lịch sử của mình, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội giàu ý nghĩa và phát triển bền vững.

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà còn là những thành viên của cộng đồng. Việc tham gia vào các hoạt động xã hội để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương không chỉ là việc làm có ý nghĩa mà còn là cách để chúng ta gắn kết với quê hương và tạo nên những dấu ấn đáng nhớ trong cuộc sống.

Bài siêu ngắn Mẫu 2

Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển Thủ đô Hà Nội; có ý nghĩa quan trọng trong định hướng phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển du lịch. Bám sát nội dung của chương trình, Thành phố chú trọng xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa Hà Nội, trong đó trọng tâm là phát huy các giá trị văn hoá gắn với phát triển du lịch tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng, đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá bền vững.

Các di tích lịch sử, di sản văn hóa chính là nguồn tài sản quý giá, cấu thành môi trường sống của con người Thủ đô. Đây cũng chính là tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực để Hà Nội phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch văn hóa. Là một trong những địa phương đứng đầu cả nước về số lượng di tích trên địa bàn, toàn thành phố Hà Nội hiện có 5.922 di tích được kiểm kê; trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới, 21 cụm di tích quốc gia đặc biệt, 1.160 di tích quốc gia, 1.456 di tích cấp Thành phố. Du lịch văn hóa là một trong những thế mạnh cạnh tranh hàng đầu của Hà Nội. Du lịch văn hóa là loại hình quan trọng, có sức hấp dẫn, góp phần phát triển bền vững; là một trong những dòng sản phẩm thu hút du khách trong nước và quốc tế tham quan, tìm hiểu đất nước, con người, lịch sử và văn hóa Việt Nam, cũng như Thủ đô Hà Nội. 

Phát triển du lịch gắn kết với bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, xây dựng nông thôn mới bền vững để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện du lịch Thủ đô Hà Nội cả về quy mô và chất lượng dịch vụ, bảo đảm tính bền vững.

Bài siêu ngắn Mẫu 3

Một trong những hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương mà tôi cảm thấy ý nghĩa nhất là chung tay bảo vệ môi trường biển đảo. Hằng năm, hoạt động này vẫn được tổ chức thường xuyên trên khắp mọi miền tổ quốc.

Năm 2023, Ngày đại dương thế giới (8/6) được Liên hiệp quốc phát động với chủ đề “Hành tinh đại dương - thủy triều đang thay đổi”. Dịp này Bộ TN-MT phát động Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam (1 - 8/6) với chủ đề “Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo”.

Ngay sau lễ phát động, hơn 400 đoàn viên thanh niên, các ban ngành, hội đoàn thể, cán bộ chiến sĩ Công an huyện, Đồn Biên phòng Tam Thanh ra quân thu gom rác thải, dọn vệ sinh môi trường khu vực bãi biển dài hơn 1,5km từ chợ cá Tam Tiến đến khách sạn TUI BLUE Nam Hội An thôn Hà Lộc. Trong buổi sáng các tình nguyện viên đã thu gom hơn 2,5 tấn rác thải và được Công ty CP Môi trường đô thị Quảng Nam vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.

Bài tham khảo Mẫu 1

Lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam đã đi qua với biết bao chiến công anh dũng để ngày nay thế hệ trẻ khi lật giở những trang sử hào hùng ấy mà không khỏi xúc động, tự hào. Không chỉ qua sử sách, những địa điểm, những di tích, địa chỉ đỏ là chứng nhân đại diện cho một quá khứ vàng son, kiên cường và bền bỉ của dân tộc Việt Nam.

Di tích lịch sử, địa chỉ đỏ là di sản có giá trị cả về mặt tinh thần lẫn phát triển kinh tế, thế nên ở bất cứ quốc gia nào, trong đó có Việt Nam, di tích cũng được trân quý và bảo tồn, gìn giữ bởi những di tích ấy chứa đựng cả câu chuyện, cả tinh thần mà cha ông ta, Nhân dân đất Việt ta đã dày công xây dựng và vun đắp. Chính vì vậy mỗi công dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay cần phải tham gia bảo vệ, gìn giữ các di tích lịch sử.

Với thế hệ trẻ ngày nay, đặc biệt là người trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh những di tích lịch sử đã không còn xa lạ mà trở thành điểm đến thú vị và đặc biệt trong các ngày cuối tuần trong các dịp lễ tết. Giới trẻ ngày nay tìm đến những di tích để tham quan, chụp ảnh và để tìm hiểu về di tích lịch sử, địa chỉ đỏ của thành phố, của dân tộc. Từ đó, đã nâng cao tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc trong lòng mỗi bạn trẻ khi đến những di tích, địa chỉ đỏ của Thành phố. Điển hình trong giai đoạn 2023 - 2028 đã có hơn 1,9 triệu lượt đội viên, học sinh tham gia các hành trình đến Bảo tàng.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, những di tích lịch sử, địa chỉ đỏ còn hiện hữu giữa sự phát triển theo năm tháng của thành phố, đó là những nơi lưu giữ và tái hiện lại phần nào khung cảnh, hình ảnh Sài Gòn - Gia Định những tháng ngày chiến tranh. Ngày nay, những di tích ấy đã được trùng tu, sửa mới song vẫn giữa được vẹn nguyên giá trị và để lại nhiều ấn tượng trong lòng người tham quan. Cũng chính vì những thay đổi đó đã thu hút nhiều hơn và mở rộng đối tượng tìm đến.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tìm kiếm những thông tin sự kiện lịch sử trở nên dễ dàng nhưng không ít người dân, học sinh, sinh viên chọn cách đến tham quan trực tiếp tại các di tích lịch sử. Điều đó thể hiện lên tình cảm và sự quan tâm của nhân dân về các địa điểm lịch sử, về nguồn cội. Nhưng có một vấn đề đã và đang diễn ra tại các địa điểm di tích lịch sử hiện nay đó chính là việc một bộ phận người dân, bạn trẻ đang có những hành vi gây hại đến các di tích lịch sử.

Hiện tượng làm bẩn di tích, xả rác bừa bãi hoặc có lối ăn mặc không phù hợp khi đến các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ, thờ ơ với tìm hiểu lịch sử đã bị dư luận phê phán từ rất lâu. Đã có nhiều giải thích về nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục, tuy nhiên cho đến nay, chuyện này vẫn tiếp diễn. Đây là hành động xuất phát từ sự vô thức của một số cá nhân đã để lại những hình ảnh không đẹp về các di tích lịch sử hào hùng của dân tộc. Có thể họ chưa hiểu được những giá trị của di tích lịch sử ấy và chỉ đơn thuần nghĩ rằng  phải để lại dấu ấn của mình ở những nơi mà mình đi qua.

Nói đến những hành vi tiêu cực làm ảnh hưởng đến những di tích lịch sử, một bộ phận giới trẻ cũng đang là nhân vật chính gây nên những tiêu cực ấy. Hiện nay trên các diễn đàn như mạng xã hội Facebook, nền tảng Tiktok,... đã có rất nhiều bài đăng, hình ảnh ghi lại việc một phận giới trẻ thả ngay chiếc vỏ bánh vừa ăn xong xuống sân; một nhóm bạn trẻ cùng nhau để lại dấu tích bằng cách vẽ, khắc tên lên tường, cột của các di tích hay một số bạn trẻ với thói quen chụp ảnh, quay video "sống ảo" mà giẫm đạp lên bãi cỏ, bồn hoa ở các di tích lịch sử. 

Bảo vệ di tích lịch sử, địa chỉ đỏ là cách thể hiện niềm tự hào về truyền thống dân tộc, nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai, từ đó hình thành nên một yếu tố văn hóa quan trọng tham gia vào sự phát triển bền vững của đất nước. Nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm của một tổ chức, một cá nhân nào, mà là sự quan tâm, cùng chung tay góp sức của toàn xã hội, đặc biệt là của giới trẻ. Những việc làm gây hại đến các di tích lịch sử văn hóa có thể nói là vấn đề thuộc về ý thức của mỗi con người. Chính vì vậy, mỗi bạn trẻ cần phải có tính tự nguyện, tự giác và tự ý thức về việc làm, hành vi của mình. Bạn trẻ ngày nay cần phải tìm hiểu về lịch sử, dân tộc thông qua các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ nhiều hơn để từ đó có được những nghĩa cử tốt đẹp khi đến các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ.

Như thời gian qua, nhằm góp phần tuyên truyền, giúp cho các bạn học sinh có cơ hội tìm hiểu về các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ với sự phát triển của Thành phố. Mùa hè vừa qua, các chương trình tổ chức tham quan học tập “Hành trình Thành phố tôi yêu”; “Hành trình Nghìn năm lịch sử” đã được tổ chức gắn với chiến dịch tình nguyện Hoa phượng đỏ lần thứ 18 của Thành phố. Hoạt động về nguồn, tham quan di tích lịch sử, địa chỉ đỏ từ lâu đã là một phần thiết thực trong các cấp bậc giáo dục phổ thông, hoạt động của Đoàn - Hội - Đội bởi những chuyến đi ấy sẽ giúp các bạn học sinh hình ý thức, tình yêu với lịch sử dân tộc. Đây là hoạt động ý nghĩa vừa tuyên truyền vừa xây dựng hình ảnh đẹp của tuổi trẻ Thành phố Bác luôn gắn liền với tình yêu, niềm tự hào về đất nước.

Cùng với sự phát triển của mạng Internet, ngày nay đã có rất nhiều những trang thông tin như các trang mạng Facbook, Tiktok,... chia sẻ về các chủ đề lịch sử, di tích lịch sử, địa chỉ đỏ nổi tiếng đã chia sẻ những hình ảnh, khoảnh khắc đẹp về những câu chuyện lịch sử hay các di tích lịch sử nổi tiếng đến với mọi người. Những bạn trẻ là những cá nhân, tổ chức đang tham gia vào việc sáng tạo nội dung trên các nền tảng trực tuyến đã chọn chủ đề về lịch sử để có thể lan tỏa đến người xem của họ. Đó là những hành động đẹp đã và đang góp phần phát triển việc tuyên truyền những điều tốt đẹp của dân tộc ta đến với người dân và bạn bè quốc tế. Điều đó giúp cho việc nhiều người dân dần chọn việc tham quan du lịch, trải nghiệm văn hóa - lịch sử tại các khu dích tích lịch sử ngày càng nhiều góp phần phát triển nền kinh tế du lịch và hiệu quả quảng bá hình ảnh đất nước song phát huy giá trị lịch sử vẻ vang của nước nhà.

Di tích lịch sử, địa chỉ đỏ là dấu vết còn lại của lịch sử mà lịch sử thì luôn có giá trị một cách trọn vẹn khi nó được giữ nguyên là chính nó và chỉ khi những di tích lịch sử được bảo vệ và phát huy đúng cách thì mới có thể mang lại giá trị tích cực. Vì vậy, mỗi bạn trẻ ngày nay có nhiệm vụ xây dựng ý thức bảo vệ lịch sử và di tích lịch sử dân tộc, phải mang trong mình niềm tự hào và tình yêu quê hương đất nước, sẵn sàng cống hiến, bảo vệ Tổ quốc.

Bài tham khảo Mẫu 2

Em sinh ra là lớn lên ở một ngôi làng nhỏ ở dưới chân núi. Ở đây, đã nhiều đời nay người dân gắn bó với việc làm nón lá. Tuy nhiên, theo nhịp sống xô bồ của cuộc sống hiện đại, nghề làm nón truyền thống dần bị mai một. Để giúp bảo vệ và phát huy nghề truyền thống của địa phương, ủy ban nhân dân xã em đã tổ chức Ngày hội nón.

Ngày hội nón là một hoạt động được tổ chức vào tháng 10 hàng năm, với sự tham gia của các đội thi đến từ trên toàn xã. Ngày hội vừa tổ chức thi làm nón, vừa chia sẻ và quảng bá nón lá đến bạn bè khắp nơi. Từ đó giúp tôn vinh một nghề truyền thống lâu đời của người dân, và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nón lá, giúp người dân ổn định cuộc sống.

Từ sáng sớm ngày diễn ra hoạt động, sân nhà văn hóa lớn nhất xã đã rất đông đúc người dân trên toàn xã đến xem. Trên khoảng sân rộng, trải sẵn sáu tấm chiếu với các dụng cụ để làm nón, chuẩn bị cho các đội thi trổ tài. Sau sân khấu, các thí sinh dự thi có cả các bác, các dì, và cả các anh chị trẻ tuổi đang dán số báo danh lên ngực. Đúng 8 giờ, ban tổ chức ổn định người dân đến tham gia để chính thức bắt đầu hoạt động. Đầu tiên, trưởng ban tổ chức bước ra giữa sân khấu được dựng đơn giản trên sảnh trước nhà văn hóa, để chào tất cả mọi người. Sau đó, bác tuyên bố lý do, mục đích của hoạt động Ngày hội nón, cùng các hoạt động sẽ diễn ra trong ngày hôm nay.

Theo đó, ngay sau khi bài phát biểu của trưởng ban tổ chức kết thúc, ngày hội chính thức bắt đầu. Phần đầu tiên chính là cuộc thi làm nón. Các dụng cụ đã có sẵn trên sân, các đội thi chỉ cần bắt tay vào làm. Mỗi đội gồm ba thành viên, phối hợp với nhau rất nhịp nhàng để làm nên một chiếc nón lá. Các người thợ rất nhanh nhẹn, bàn tay cứ thoăn thoắt, thoăn thoắt như bàn tay rô-bốt đã được lập trình sẵn. Khi tiếng còi trọng tài vang lên, tất cả các đội thi cũng kịp hoàn thành sản phẩm. Người chấm chất lượng nón lá được tạo ra, chính là các cụ già có kinh nghiệm làm nón vài chục năm trời ở trong xã. Tuy nhiên, điểm số này chưa phải là kết quả cuối cùng, mà được giữ bí mật đến phút cuối. Bởi vì tiếp theo, là phần thuyết trình ngắn gọn của mỗi đội về vẻ đẹp, công dụng và ý nghĩa của chiếc nón lá đối với cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi đội sẽ có 5 phút để trình bày bài thi của mình. Phần thi này sẽ do chính bà con làng xóm đang có mặt ở hội trường chấm điểm, dựa vào hình thức bỏ phiếu. Cuối cùng, dựa vào tổng điểm của hai đội thi, ban giáo khảo sẽ chọn ra đội thắng cuộc. Với phần thưởng là một chiếc cúp có hình nón lá rất tinh xảo.

Kết thúc phần thi và trao giải, là những giờ phút giải lao với các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn. Đó là những bài hát dân ca quan họ, bài hát hiện đại, bài múa truyền thống… Mỗi tiết mục sẽ có cái hay, cái hấp dẫn riêng. Nhưng điểm chung, là tiết mục nào cũng sử dụng nón lá để làm đạo cụ. Từ đó khẳng định với người tham gia ngày hội vẻ đẹp và tính ứng dụng cao của nón lá. Cuối cùng, là phần quan trọng nhất của ngày hội. Đó chính là phần “chợ”. Toàn bộ sân nhà văn hóa, được dựng nên các gian hàng bày bán các chiếc nón lá với nhiều kích thước, họa tiết trang trí khác nhau. Người đến tham gia ngày hội sẽ được đội thử, ướm thử và chọn lựa chiếc nón yêu thích để sử dụng, hoặc làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Người đến, người đi vô cùng tấp nập, đông đúc. Em cũng đã được mẹ mua cho một chiếc nón nhỏ, có thêu hình ảnh một cô gái mặc áo dài màu tím rất đẹp. Cầm chiếc nón trên tay, em rất tự hào về tay nghề của những người thợ làm nón quê hương mình.

Chương trình “Ngày hội nón” là một chương trình ý nghĩa và có giá trị thiết thực trong việc bảo tồn và phát huy một nét truyền thống của địa phương. Em mong rằng, sẽ có thêm nhiều hoạt động như thế này được tổ chức, để nghề làm nón quê em ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Và những chiếc nón lá sẽ được yêu quý và sử dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống hiện đại.

Bài tham khảo Mẫu 3

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển văn hóa. Trong thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, chú trọng.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc là nhiệm vụ then chốt của Chiến lược phát triển văn hóa. Trong thời gian qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, chú trọng.

Nhằm thống nhất quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 1036/QĐ-UBND ngày 08/7/2013 về việc phê duyệt danh mục kiểm kê di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2013; Quyết định số 1454/2013/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 ban hành Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 11/2014/CT-UBND ngày 18/8/2014 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2015/NQ-HĐND ngày 14/12/2015 về việc hỗ trợ kinh phí cho người trực tiếp trông coi di tích đã xếp hạng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hằng năm, UBND tỉnh giao chỉ tiêu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể và hồ sơ khoa học di tích.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật trong thực hiện các chế độ chính sách, công tác quản lý, tu bổ tôn tạo, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đến Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện thành phố, cán bộ văn hóa cơ sở; hằng năm, thực hiện việc khảo sát, kiểm kê và lập hồ sơ khoa học di tích trình cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích đảm bảo đạt chỉ tiêu UBND tỉnh giao.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 02 di tích Quốc gia đặc biệt; 06 di tích Quốc gia; 38 di tích cấp tỉnh. Các di tích sau khi được xếp hạng đã thành lập Ban Quản lý di tích tại cơ sở, có quy chế hoạt động cụ thể. Công tác bảo vệ, trông coi tại di tích được quan tâm; nhiều di tích đã có các bảng giới thiệu khái quát, tổ chức các lớp ngoại khóa cho học sinh tham quan, tìm hiểu…

Trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2018, UBND tỉnh đã giao ngành chuyên môn thực hiện việc đầu tư bảo quản, tu bổ, phục hồi 07 di tích gồm: Khuổi Linh (xã Nghĩa Tá), Nà Pậu (xã Lương Bằng), Bản Ca (xã Bình Trung) thuộc huyện Chợ Đồn; Đèo Giàng (xã Lãng Ngâm), Địa điểm lưu niệm nơi Bác Hồ dừng chân trên đường từ Pác Bó về Tân Trào tháng 5 năm 1945 - Hoàng Phài (xã Cốc Đán) thuộc huyện Ngân Sơn; Nà Tu (xã Cẩm Giàng), Đồn Phủ Thông (thị trấn Phủ Thông) thuộc huyện Bạch Thông. Đối với các di tích còn lại, UBND tỉnh giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục nghiên cứu, tham mưu lập dự án mới để triển khai bảo quản, tu bổ, phục hồi theo quy định.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành và UBND các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích. Nhiều di tích đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn như: Chùa Thạch Long (xã Cao Kỳ, huyện Chợ Mới); Đền Thắm (thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới); Đền Thác Giềng (xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới); Đồn Phủ Thông (thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông); Chùa Phố Cũ (thị trấn Ba Bể, huyện Ba Bể); Đền An Mã (Khu du lịch Ba Bể, huyện Ba Bể), góp phần thúc đẩy du lịch phát triển, đóng góp quan trọng cho ngân sách của địa phương và góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện việc điều tra, kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc trên địa bàn tỉnh; triển khai lập 18 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc thiểu số trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; thực hiện Dự án khôi phục, bảo tồn Lễ hội Lồng tồng tại xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn và Dự án “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở tỉnh Bắc Kạn, giai đoạn 2018-2020”.

Hiện nay, toàn tỉnh có 291 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số được kiểm kê, phân loại thuộc 7 loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có 14 di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã giao ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo lộ trình từ năm 2019-2025, tập trung ưu tiên lập hồ sơ khoa học để xếp hạng 53 di tích (gồm 44 di tích lịch sử; 01 di tích lịch sử - văn hóa; 05 di tích danh lam thắng cảnh; 03 di tích khảo cổ) trên tổng số 106 di tích đã kiểm kê nhưng chưa được xếp hạng theo Quyết định số 1036/QĐ-UBND của UBND tỉnh; đồng thời xây dựng dự án bảo vệ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhằm mục tiêu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá một cách bền vững, tạo nguồn lực để phát triển du lịch, xây dựng thương hiệu văn hóa tại nơi các di sản văn hóa phi vật thể được công bố, góp phần chuyển hóa về mặt nhận thức, tạo được sự trân trọng của cộng đồng đối với di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí