Nêu suy nghĩ của em về vấn đề thi cử đối phó thông qua tác phẩm Tiến sĩ giấy lớp 8>
1. Mở đoạn: - Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Tiến sĩ giấy. - Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: "Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay".
Dàn ý chi tiết
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Tiến sĩ giấy.
- Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: "Hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay".
2. Thân đoạn:
- Giới thiệu đôi nét về tác phẩm Tiến sĩ giấy: Mượn chuyện vịnh về một thứ đồ chơi của trẻ em, nhà thơ vừa phê phán những kẻ mang danh tiến sĩ nhưng vô dụng với đất nước, vừa là lời tự trào chua chát của chính tác giả, một nho sĩ đang thấy mình bất lực trước cuộc đời.
a. Giải thích hiện tượng học đối phó:
"Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ cốt học cho xong mà không hề có đam mê hay hứng thú với việc học.
Học đối phó sẽ gây hệ lụy rất lớn đến tương lai của mỗi học sinh, khiến cho học sinh trở nên lười suy nghĩ và để lại nhiều hậu quả xấu khó lường.
b. Bàn luận về hiện tượng học đối phó:
- Biểu hiện của hiện tượng học đối phó:
Không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ để chép bài bạn hoặc chép lời giải trên mạng.
Thiếu nghiêm túc trong giờ học, học một cách thụ động chỉ để chạy theo điểm số.
- Tác hại của hiện tượng học đối phó:
Học đối phó sẽ khiến cho học sinh ngày càng ỉ lại vào những tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy.
Học đối phó sẽ cản trở đến sự phát triển của học sinh, khiến cho học sinh khó có thể đạt được thành công bền vững.
Học đối phó còn khiến cho chất lượng giáo dục đi xuống vì không đánh giá được đúng năng lực thực tế của học sinh.
c. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học đối phó ở học sinh:
Do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao, không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp những bài tập khó.
Do áp lực điểm số từ phía gia đình hoặc nhà trường khiến cho học sinh phải chạy theo điểm số.
d. Biện pháp khắc phục hiện tượng học đối phó ở học sinh:
Học sinh cần tự giác trong việc học, cần xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự học.
Gia đình và nhà trường cần sát sao đối với việc học ở nhà và trên trường của các bạn học sinh, không nên gây sức ép quá lớn đối với việc học để tránh tình trạng mất hứng thú với việc học.
3. Kết đoạn:
- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về vấn đềĩ.
Bài siêu ngắn Mẫu 1
“Học đối phó” là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyện, học chỉ để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy, là lối học bị động, xem việc học là phụ, chỉ có hình thức mà thôi. Đây là một hiện tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu lại một thứ gì trong đầu.
Nếu như bài thơ “tiến sĩ giấy” đã đề cập tới vấn đề thiếu nghiêm túc trong học tập, rèn luyện thì đến ngày nay, điều đó vẫn luôn rất cập nhật. Trong xã hội hiện đại, lối học đối phó chạy theo bằng cấp ngày càng tràn lan. Rất nhiều người mua bán bằng cấp và cũng có rất nhiều người sử dụng bằng cấp này nhưng lại thiếu kiến thức, hiểu biết khiến xã hội ngày càng đi xuống. Như Linh Ka – một bạn trẻ nổi tiếng trên cộng đồng mạng đã nói rằng : “Điểm đâu quan trọng, bây giờ có thể mua được điểm cấp 3 và đại học mà” .Qua trên có thể thấy có rất nhiều bạn trẻ cũng suy nghĩ như vậy. Dó chính là suy nghĩ sai lệch nên cần phải điều chỉnh lại suy nghĩ này, không nên để ý nghĩ như vậy trong đầu chúng ta.
Lối học đối phó là lối học rất nguy hại, cần phải trừ bỏ nó như một loại virus độc hại nên cần né tránh nó, đừng để bị lây nhiễm. Chúng ta cần xác định mục đích học tập tốt để sau này trở thành người có ích cho Tổ Quốc.
Bài siêu ngắn Mẫu 2
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chuyên sâu, mồm miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi. Việc đối phó như một tấm khiên chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè. Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm nhấm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu vào những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Bài siêu ngắn Mẫu 3
Học đối phó được hiểu là một cách học của học sinh nhằm mục đích qua một kì thi hoặc một môn học nào đó. Tuy nhiên những kiến thức học sinh đó tiếp thu được là rất ít, hoặc gần như là không có.
Lí do dẫn đến hiện tượng này có thể là do thực trạng của việc học quá tải. Sau một ngày học hành vất vả tại trường, các phụ huynh còn cho con em tham gia các lớp học phụ đạo, đi học thêm, học gia sư. Việc học dàn trải, học nhiều khiến học sinh không có nhiều thời gian để hoàn thành bài tập, tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, là ý thức của chính mỗi bản thân người học sinh. Việc ham chơi, ưa tụ tập bạn bè ... dẫn tới việc học sinh không muốn dành nhiều thời gian cho việc học. Hơn nữa, không tự xác định được học để làm gì và học như thế nào khiến học sinh lâm vào cảnh chán học và học không có mục đích.
Học sinh là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước. Việc ngăn chặn, bài trừ học đối phó là góp phần cho đất nước phát triển giàu mạnh, có thể sánh ngang cùng bạn bè quốc tế.
Bài tham khảo Mẫu 1
“Tiến sĩ giấy” mượn chuyện vịnh về một thứ đồ chơi của trẻ em, nhà thơ vừa phê phán những kẻ mang danh tiến sĩ nhưng vô dụng với đất nước, vừa là lời tự trào chua chát của chính tác giả, một nho sĩ đang thấy mình bất lực trước cuộc đời. Đến ngày nay, nhức nhối hơn cả là vấn đề thi cử đối phó của một bộ phận học sinh.
Trang Tử có câu: “Đời sống có hạn mà sự học thì vô hạn”. Học tập là chuyện hệ trọng của đời người nên chúng ta cần lựa chọn cách học đúng đắn. Trong đó, học chống đối là phương pháp học tiêu cực, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nhân cách và trí tuệ của con người.
Học đối phó là cách học thụ động, không bắt nguồn từ niềm hăng say học tập nên sau khi học, kiến thức không tồn tại được lâu. Việc học đối phó được thể hiện ở một số hành vi như gian lận trong học tập và thi cử, đến gần kì thi mới bắt đầu học, học trong tâm thế uể oải và mục tiêu học là chỉ cần qua điểm liệt… Đây là thực trạng nhức nhối tại các trường học. Nhiều bạn học sinh chọn kiểu học tủ, chỉ tập trung vào một phần nội dung kiến thức, nuôi hi vọng đề thi “trúng tủ”. Một số khác lại “học vẹt”, thuộc làu làu một cách sáo rỗng mà không áp dụng hoặc thực hành được kiến thức.
Nguyên nhân chính dẫn đến phương pháp học ấy bắt nguồn từ ý thức kém, chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học. Ngoài ra, áp lực về điểm số từ gia đình, nhà trường và xã hội xung quanh cũng khiến học sinh dễ dàng tìm đến cách học này. Khi bản thân không có đam mê, thiếu đi động lực học tập, các em sẽ chỉ coi học tập là một nghĩa vụ nhàm chán và nặng nề.
Việc học chống đối có thể chưa gây hại trước mắt nhưng luôn chứa đựng hậu họa khôn lường về sau. Kiến thức sẽ nhanh chóng biến mất sau một thời gian ngắn. Học sinh không nắm chắc được các kiến thức và không biết vận dụng nó vào đời sống thực tế. Khả năng sáng tạo và tư duy của con người sẽ dần mai một. Con người trở thành những cỗ máy sáo rỗng, những kẻ ngụy tri thức gây hại đến xã hội.
Để giải quyết thực trạng này, ta cần sự chung tay của gia đình, bản thân học sinh và toàn xã hội. Mỗi học sinh cần nhận thức được vai trò của việc học, chọn cho mình phương pháp học đúng đắn, rèn luyện sự chăm chỉ cùng tinh thần kiên cường, bền bỉ. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm tới các em, giúp các em đón nhận trường học và kiến thức một cách tự tin thay vì áp lực về mặt thành tích.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” và chúng ta chỉ có thể trở thành hiền tài bằng thực học. Chấm dứt tình trạng học chống đối chính là mở ra tương lai cho giáo dục nước nhà.
Bài tham khảo Mẫu 2
Bài thơ “Tiến sĩ giấy” mang đến cho người đọc những suy nghĩ sâu sắc về cái danh và cái thực, về thái độ cần có của người có học trong thời cuộc. Sống ở trên đời không nên coi trọng hư danh. Điều quan trọng là làm được gì có ích cho đời chứ không nên theo đuổi hư danh hão huyền. Người có học phải ý thức được vị trí và trách nhiệm của mình trước cuộc đời. Phải sống sao để không trở thành kẻ vô tích sự với cuộc đời. Hiện nay, xã hội vẫn luôn tồn tại vấn đề về việc thi cử đối phó của a lọt bộ phận học sinh nhất định.
"Sự ngu dốt không đáng xấu hổ bằng việc không chịu học hỏi". Quả đúng là như vậy, nếu như bạn không chịu học hỏi thì chắc chắn bạn sẽ bị thế giới hiện đại đẩy lùi về phía sau. Thế nhưng hiện nay, hiện tượng học đối phó lại trở nên khá phổ biến đối với học sinh các cấp và đã để lại rất nhiều hệ lụy xấu gây cản trở đến sự phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Học tập chính là bước đệm vững chắc nhất đưa bạn đến với kho báu có tên gọi là thành công. Học tập không chỉ đơn giản là những kiến thức có ở trên sách vở mà học tập còn là cả quá trình kết hợp giữa "học" với "hành". Nếu bạn chỉ nghĩ việc học đơn thuần là để lấy điểm số cao, bất chấp mọi thủ đoạn để lấy thành tích cho bố mẹ vui mừng thì thật là đáng buồn bởi đây chính là học đối phó. "Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ cốt học cho xong mà không hề có đam mê hay hứng thú với việc học. Việc học đối phó khiến cho học sinh trở nên lười suy nghĩ và làm ngưng trệ khả năng tư duy. Do vậy, khi gặp những đề thi khó thì những bạn có thói quen học đối phó thường trở nên rất lúng túng và không tập trung để làm bài dẫn đến kết quả thi trái ngược hoàn toàn với kết quả kiểm tra hàng ngày.
Người học đối phó là người không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ để chép bài bạn hoặc chép lời giải trên mạng với mong muốn đạt được điểm số cao. Ngoài ra, những người học đối phó còn có thái độ thiếu nghiêm túc trong giờ học, học một cách thụ động hay làm việc riêng trong giờ nên khi bị cô giáo gọi lên trả lời thì lại phải cầu cứu sự trợ giúp từ các bạn xung quanh. Học đối phó sẽ khiến cho học sinh ngày càng ỉ lại vào những tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy. Không những vậy, học đối phó còn khiến cho chất lượng giáo dục của nhà trường đi xuống vì không đánh giá được đúng năng lực thực tế của học sinh, giáo viên khó nắm bắt được những lỗ hổng kiến thức để giảng dạy chi tiết khiến cho lỗ hổng kiến thức của người học ngày lớn hơn.
Nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng học đối phó là do ý thức tự giác trong học tập của một bộ phận học sinh chưa cao, các bạn không xác định được mục tiêu học tập rõ ràng nên dễ nản chí khi gặp những bài tập khó mà không chịu mày mò tìm hướng giải quyết. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khách quan đến từ phía gia đình hay nhà trường khiến cho các bạn học một cách chống đối. Áp lực điểm số từ phía gia đình vô tình đã trở thành rào cản khiến các bạn học trong trạng thái chán nản bởi bất cứ vị phụ huynh nào cũng đều mong muốn con mình trở thành người tài giỏi nhưng lại ép con học đến mức không có thời gian nghỉ ngơi. Về phía nhà trường thì chưa có cách xử lý triệt để khi học sinh học chống đối hoặc do các thầy cô giao bài tập về nhà quá nhiều khiến nhiều bạn nản chí nên chỉ muốn đi chép bài để nộp cho nhanh xong.
Do vậy, để có thể khắc phục được tình trạng học chống đối ở học sinh và đưa non sông Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói thì mỗi học sinh chúng ta cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, cần xác định mục tiêu, kế hoạch học tập rõ ràng và cần ý thức được tầm quan trọng của việc tự học để đạt được hiệu quả học tập cao nhất có thể chứ không phải chỉ là những điểm số ảo trên giấy. Chúng ta cần chủ động đọc bài và làm bài tập trước ở nhà để khi đến lớp có thể tự tin thể hiện kết quả mình đã làm trước cả lớp. Điều quan trọng không thể thiếu để giúp các bạn học sinh tự giác trong học tập đó chính là sự quan tâm, giám sát và đồng hành từ phía gia đình và nhà trường để giúp các bạn cảm thấy việc học không còn là áp lực nặng nề mỗi khi tới trường nữa.
Tại sao việc "trồng người" lại phải mất cả "trăm năm"? Bởi vì con người chính là những chủ nhân đưa đất nước đi lên. Một đất nước giàu mạnh là nhờ có nền giáo dục phát triển nhằm đào tạo ra nhiều nhân tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau. "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào" nên mỗi chúng ta cần phải trau dồi kiến thức, chăm chỉ học tập để gặt hái được những quả ngọt trong cuộc đời.
Bài tham khảo Mẫu 3
"Sự thiếu kiến thức không đáng xấu hổ bằng việc từ chối học hỏi". Quả đúng như vậy, nếu bạn không sẵn lòng học hỏi, chắc chắn bạn sẽ bị tụt lại phía sau trong thế giới hiện đại. Nếu tác phẩm “tiến sĩ giấy” đã thể hiện sự trào phúng của việc học qua loa, hời hợt thì hiện bây, hiện tượng học đối phó đang trở nên phổ biến đối với học sinh ở mọi cấp và đã để lại nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống giáo dục của quốc gia.
Học tập là nền tảng vững chắc nhất để đưa bạn tới thành công. Học tập không chỉ đơn thuần là nhận thông tin từ sách vở, mà còn là quá trình kết hợp giữa "học" và "hành". Nếu bạn chỉ coi việc học là cách để đạt điểm cao, mà không quan tâm đến việc hiểu và thực hành, thì đó là một điều đáng tiếc vì đó chính là học đối phó. "Học đối phó" là học với thái độ chống đối, chỉ đơn thuần học để hoàn thành, không có đam mê hay hứng thú với việc học. Học đối phó khiến học sinh trở nên lười suy nghĩ và ảnh hưởng đến khả năng tư duy.
Vì vậy, khi đối mặt với các bài thi khó, những người có thói quen học đối phó thường trở nên bối rối và không thể tập trung để làm bài, dẫn đến kết quả thi khác hoàn toàn so với kết quả kiểm tra hàng ngày. Người học đối phó là những người không trung thực trong học tập, không tự giác làm bài khi được giao mà chỉ chờ đợi để sao chép từ bạn bè hoặc tìm lời giải trên mạng để đạt điểm số cao. Hơn nữa, những người học đối phó còn thiếu nghiêm túc trong lớp học, học một cách thụ động hoặc dành thời gian riêng trong lớp, khiến khi bị giáo viên gọi lên trả lời câu hỏi, họ phải nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè xung quanh. Học đối phó sẽ khiến học sinh ngày càng dựa vào tài liệu có sẵn mà không chịu tư duy.
Hơn nữa, học đối phó còn làm giảm chất lượng giáo dục của trường học, vì không thể đánh giá đúng năng lực thực tế của học sinh, giáo viên khó nhận biết được những điểm yếu kiến thức để giảng dạy chi tiết, dẫn đến sự lớn lên của những khoảng trống kiến thức của người học. Một nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng học chống đối là do ý thức tự giác trong học tập của một số học sinh chưa cao. Họ thiếu mục tiêu học tập rõ ràng, dễ nản chí khi gặp phải những bài tập khó mà không nỗ lực tìm giải pháp. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan từ phía gia đình và nhà trường góp phần tạo ra sự chống đối trong học tập. Áp lực về điểm số từ gia đình đã trở thành rào cản khiến học sinh cảm thấy chán nản, bởi vì các bậc phụ huynh đều mong muốn con cái của mình thành công, nhưng lại ép buộc con học mà không để thời gian nghỉ ngơi. Đối với nhà trường, việc không xử lý triệt để khi học sinh chống đối hoặc giao quá nhiều bài tập về nhà cũng làm nhiều học sinh nản chí và chỉ muốn chép bài để hoàn thành nhanh. Vì vậy, để khắc phục tình trạng học chống đối và đưa Việt Nam trở thành một cường quốc như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói, mỗi học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong học tập, xác định mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng. Họ cần nhận thức về tầm quan trọng của việc tự học để đạt hiệu quả học tập tối đa, không chỉ là những điểm số trên giấy. Chúng ta cần tự chuẩn bị và làm bài tập trước khi đến lớp để tự tin thể hiện kết quả của mình. Sự quan tâm, giám sát và sự hỗ trợ từ gia đình và nhà trường cũng là yếu tố quan trọng để giúp học sinh cảm thấy học không còn là gánh nặng mỗi khi đến trường.
Tại sao quá trình "trồng người" lại mất hàng thế kỷ? Bởi vì con người là những chủ nhân xây dựng đất nước. Một quốc gia phát triển phụ thuộc vào hệ thống giáo dục phát triển nhằm đào tạo nhiều tài năng ở nhiều lĩnh vực. "Cây trồng kiến thức có mùi vị đắng nhưng quả ngọt ngào" nên chúng ta cần cố gắng trau dồi kiến thức, chăm chỉ học tập để thu hoạch những thành tựu ngọt ngào trong cuộc sống.
- Nêu suy nghĩ của em về vấn đề vô cảm thông qua tác phẩm Cô bé bán diêm lớp 8
- Nêu suy nghĩ của em về vấn đề miệt thị ngoại hình thông qua tác phẩm Gấu con chân vòng kiềng lớp 8
- Nêu suy nghĩ của em về vấn đề sống phải biết cống hiến thông qua tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa lớp 8
- Nêu suy nghĩ của em về vấn đề bạo lực học đường thông qua tác phẩm Bắt nạt lớp 8
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm trong tác phẩm văn học ông già và biển cả của nhà văn Hê-minh-uê lớp 8
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức câu lạc bộ bóng đá cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc xây dựng nhà đa năng cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt camera an ninh tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc lắp đặt thiết bị phòng cháy chữa cháy tại khu dân cư lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức chuyến đi trải nghiệm thực tế cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc tổ chức câu lạc bộ bóng đá cho học sinh lớp 8
- Viết văn bản kiến nghị về việc xây dựng nhà đa năng cho học sinh lớp 8