Bài 5. Những câu chuyện hài

Phân tích bài ca dao số 3


Kho tàng ca dao dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Nó phản ánh những tình cảm tốt đẹp của nhân dân lao động trong đời sống hàng ngày

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Kho tàng ca dao dân ca Việt Nam rất phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Nó phản ánh những tình cảm tốt đẹp của nhân dân lao động trong đời sống hàng ngày. Đến với ca dao dân ca, chúng ta có thể bắt gặp mọi vấn đề liên quan đến đời sống con người như thiên nhiên thời tiết, lao động sản xuất và những mối quan hệ xã hội của họ: gia đình, tình yêu, tình bạn...

Riêng về tình yêu, có thể nói rằng: dung lượng những bài ca dao về tình yêu đôi lứa rất lớn và thể hiện được những cung bậc tình cảm của thanh niên nam nữ từ khi bước vào tình yêu cho đến khi buớc vào đời sống hôn nhân gia đình - trong đó, phải kể đến những bài ca dao thách cưới.

Sau một thời gian tìm hiểu cô gái, người con trai nhận ra một nửa đích thực của đời mình và muốn tiến tới hôn nhân, muốn cùng cô gái xây dựng hạnh phúc gia đình. Thế nhưng khi ngỏ lời thì lập tức cô gái (nhà gái) lại đưa ra yêu cầu: chàng phải sắm (phải có) cái này cái kia làm sính lễ thì em mới chịu theo chàng về nhà. Cái này cái kia có thể là những thứ rất bình dị, dễ tìm nhưng cũng có thể là những thứ khó kiếm nhưng bắt buộc phải có. Việc đưa ra yêu cầu phải có một cái gì đó để làm sính lễ được gọi là thách cưới.

Bất cứ một cô gái nào, trước khi về làm dâu nhà người ta cũng đều muốn mình được tôn trọng. Cho nên, họ thách cưới thật cao để cho gia đình nhà trai phải nhìn lại giá trị thật sự của mình, rằng cưới được họ về không phải là điều đơn giản.

Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, chúng ta cũng nhận thấy là cô gái đang làm khó chàng trai, gần như là buộc chàng trai phải từ bỏ ý định của mình. Trước những yêu cầu có vẻ "ngược đời" như thế của cô gái, thái độ của chàng trai thế nào? Chấp nhận? Từ bỏ? Hay thương lượng giảm lễ vật thách cưới?

Anh là con trai học trò

Em mà thách cưới thế anh lo thế nào?

Em khoe em đẹp như sao

Để anh lận đận ra vào đã lâu

Mẹ em thách cưới cho nhiều

Thử xem anh nghèo có cưới được không?

Nghèo thì bán bể bán sông

Anh cũng cố cưới lấy công ra vào

Cưới em trăm tám ông sao

Trăm tấm lụa đào mươi cót trầu cau

Cưới em một trăm con trâu

Một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn

Cưới em tám vạn quan tiền

Để làm tế lễ gia tiên ông bà

Cưới em một chĩnh vàng hoa

Mười chum vàng cốm bạc là trăm nong

Cưới em ba chum mật ong

Mười thúng mỡ muỗi ba nong quýt đầy…

Anh học trò này thật lém lỉnh và táo bạo, anh không thương lượng giảm bớt mà lại tỏ ra bình thản đến lạ lùng. Và thậm chí lễ vật của anh còn có vẻ vượt mấy lần yêu cầu của cô gái đề ra. Nếu như cô gái thách "hai mươi tám", "chín mươi chín" ông sao thì anh lại dẫn tới "trăm tám ông sao trên trời". Vì tình yêu, anh không sợ, không để những lễ vật đó trở thành rào cản anh đến với cô gái và có lẽ cũng hiểu tâm lí của cô gái mà chàng trai cũng đáp lại như thế cho thỏa tấm lòng của cô. Việc dẫn hơn số lễ vật mà cô gái yêu cầu cũng thể hiện sự trân trọng của chàng trai đối với phẩm giá của cô gái và sự đồng cảm của anh đối với người yêu như thế nào.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí