Hướng dẫn cách viết bài văn phân tích một tác phẩm vă..

Tổng hợp các cách mở bài cho bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật, thơ trào phúng, thơ nói chung) lớp 8


Mở bài đánh dấu bước khởi đầu trong một bài làm, để viết được một mở bài hay, lôi cuốn cũng là một kĩ năng rất quan trọng. Đó là điều không hề dễ dàng, mở bài hay không chỉ là thể hiện đúng, đủ ý mà mở bài hay còn thể hiện qua cách hành văn, ngôn từ của người viết. Vì vây, hãy cùng khám phá, làm thế nào để viết được mở bài hay, đúng và đủ ý các em nhé!

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Mẫu 1

“Hương nhụy trong mát và ngọt lành của cuộc sống chính là văn học”. từ bao đời nay, văn học và cuộc sống luôn có mối quan hệ hữu cơ gắn kết khó có thể tách rời. Ví như con ong cần mẫn tìm mật ngọt cho đời, văn học- bằng chức năng và tác dụng diệu kì của mình, đã tiếp xúc, thu nhặt những chất liệu từ cuộc sống để khám phá, tái hiện nâng cuộc sống lên một tầm cao mới, tìm đến những giá trị Chân - thiện - mĩ của đời. Và tác phẩm.... của nhà thơ/ nhà văn.... là một tác phẩm mang nhiều giá trị như vậy.

Mẫu 2

Đâu là cầu nối giữa quá khứ và tương lai? Đâu là thanh nam châm hút mọi thế hệ? Đó chẳng phải là văn học hay sao! Văn học vẫn luôn sống một cuộc đời cao đẹp gắn liền với con người và kết tinh những giọt ngọc của thời đại. Và những tác phẩm văn học lâu nay vẫn luôn hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình dẫn dắt con người đến với xứ sở của cái đẹp, của những điều tinh túy nhất trên chặng đường phát triển của nó. Với nhà văn/ nhà thơ...... họ đã thực sự thành công và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng đọc giả với tác phẩm chứa đựng vô vàn giá trị ý nghĩa: …

Mẫu 3

Một tác phẩm văn học chỉ thực sự có giá trị khi nó cất lên tiếng nói của con người, ca ngợi và bảo vệ con người. Bởi thế Nam Cao từng nói: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp sống lầm than” (Giăng Sáng). Văn chương là vậy, nó vẫn luôn đẹp một cách đặc biệt nhất. Phải chăng chính vì thế mà các nhà thơ luôn tạo ra những nét riêng cho mình bằng việc xây dựng lên những trang thơ độc đáo chở nặng tâm tư của tác giả. Điều đó được thể hiện rõ qua tác phẩm....của nhà thơ....

Mẫu 4

Nếu như khép lại trang văn tác phẩm “Chí Phèo” của  Nam Cao, bạn đọc sẽ tự thốt lên đây chính là “vàng đãi từ dòng sông hiện thực”. Gập lại cuốn “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố cùng hình ảnh chị Dậu với cái tiền đồ tối đen như mực, độc giả sẽ khẳng định “Bức tranh xã hội chân thực tố cáo tội ác của chế độ thực dân nửa phong kiến” là đây. Còn khi đọc theo từng trang thơ “Tác phẩm B” của “Tác giả A”, ta sẽ không khỏi dấy lên những trăn trở, suy nghĩ về hiện thực cuộc sống cũng như những triết lí nhân sinh sâu sắc của một nghệ sĩ chân chính dành cho bạn đọc thông qua ngòi bút của chính mình.

Mẫu 5

Giữa bầu trời mênh mang lộng gió, cánh diều đang bay bổng trên nền trời xanh kia có thể vụt mất khỏi tầm tay người thả nếu anh ta cứ nương theo gió mà không có sự điều khiển. Văn chương cũng vậy, nếu người nghệ sĩ không gắn nghệ thuật với thực tại, để nó bay bổng theo những thứ phù phiếm thì đó chỉ là thứ nghệ thuật giả dối, là thứ nghệ thuật “không đáng thờ”. Không muốn đứa con tinh thần của mình giống như cánh diều đứt dây rồi biến mất giữa bầu trời văn chương, “Tác giả A” đã sử dụng tài năng của người nghệ sĩ bậc thầy, chú trọng điều khiển sợi dây tác phẩm của mình một cách cẩn thận tỉ mỉ, bám chắc hiện thực để cánh diều có bay cao thế nào, nó vẫn gắn với đời sống thực tại, vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi của một tác phẩm văn ca và “Tác phẩm B” chính là một minh chứng xác đáng cho điều đó.

Ví dụ minh hoạ

Mở bài cho bài văn phân tích tác phẩm Cảnh khuya

Giữa bầu trời mênh mang lộng gió, cánh diều đang bay bổng trên nền trời xanh kia có thể vụt mất khỏi tầm tay người thả nếu anh ta cứ nương theo gió mà không có sự điều khiển. Văn chương cũng vậy, nếu người nghệ sĩ không gắn nghệ thuật với thực tại, để nó bay bổng theo những thứ phù phiếm thì đó chỉ là thứ nghệ thuật giả dối, là thứ nghệ thuật “không đáng thờ”. Không muốn đứa con tinh thần của mình giống như cánh diều đứt dây rồi biến mất giữa bầu trời văn chương, Hồ Chủ tịch đã sử dụng tài năng của người nghệ sĩ bậc thầy, chú trọng điều khiển sợi dây tác phẩm của mình một cách cẩn thận tỉ mỉ, bám chắc hiện thực để cánh diều có bay cao thế nào, nó vẫn gắn với đời sống thực tại, vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi của một tác phẩm văn ca và bài thơ “Cảnh khuya” chính là một minh chứng xác đáng cho điều đó.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí