Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất KHTN 6 Chân trời sáng tạo


Lý thuyết Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất KHTN 6 Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

1. Sự đa dạng của chất

Tìm hiểu sự đa dạng của chất

- Những gì tồn tại xung quanh ta gọi là vật thể

- Mỗi vật thể được tạo nên từ 1 hay nhiều chất

VD: Cái ly được tạo nên từ 1 chất là thủy tinh.

       Bút chì được tạo nên bởi 2 chất là gỗ và than chì

- Mỗi chất có thể nên nhiều vật thể

VD: 1 chất là nhựa có thể tạo ra cái quạt, cái cốc, cái ghế…

Khái niệm

- Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên

VD: cây cỏ, con mèo, nước…

- Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống

VD: cái bàn, cái cốc, ngôi nhà…

- Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống

VD: cái cây, con người, con hổ…

- Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống

VD: quyển sách, cái giường, gói bánh…

2. Các thể cơ bản của chất

Tìm hiểu đặc điểm các thể cơ bản của chất

- Chất tồn tại ở 3 thể cơ bản: rắn, lỏng, khí (hơi)

Đặc điểm

Thể

Độ liên kết các hạt

Độ xác định của hình dạng và thể tích

Khả năng bị nén

Rắn

Các hạt liên kết chặt chẽ

Hình dạng và thể tích xác định

Rất khó bị nén

Lỏng

Các hạt liên kết không chặt chẽ

Hình dạng không xác định, thể tích xác định

Khó bị nén

Khí

Các hạt chuyển động tự do

Hình dạng và thể tích không xác định

Dễ bị nén

3. Tính chất của chất

Nhận xét tính chất của chất

- Mỗi chất đều có những đặc điểm khác nhau về thể, màu sắc, mùi, vị… và những tính chất khác

- Tính chất vật lí: không có sự tạo thành chất mới:

  + Thể (rắn, lỏng, khí)

  + Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng

  + Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác

  + Tính nóng chảy, sôi của một chất

  + Tính dẫn nhiệt, dẫn điện

VD: Nước là chất lỏng, không mùi, không vị, sôi ở nhiệt độ 100oC

- Tính chất hóa học: có sự tạo thành chất mới

  + Chất bị phân hủy

  + Chất bị đốt cháy

VD:  Than đá là chất rắn màu đen, khi cháy tạo ra chất mới là khí carbon dioxide

4. Sự chuyển thể của chất

- Sự nóng chảy: là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của chất

VD: Khi bỏ viên đá ra khỏi tủ lạnh, viên đá tan ra, nước đã chuyển từ thể rắn sang thể lỏng => Sự nóng chảy

Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy.

- Sự đông đặc: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của chất

VD: Khi cho cốc nước vào ngăn đá của tủ lạnh, nước trong cốc chuyển thành đá, nước đã từ thể lỏng sang thể rắn => Sự đông đặc

Quá trình này xảy ra ở một nhiệt độ xác định gọi là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc.

- Sự bay hơi: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của chất

VD: Sau cơn mưa, vũng nước trên đường sẽ dần biến mất vì do một phần nước đã chuyển thành hơi nước

- Sự sôi: là quá trình bay hơi xảy ra trong lòng và cả trên bề mặt thoáng của chất lỏng.

  + Sự sôi là trường hợp đặc biệt của sự bay hơi

VD: Khi đun nước xuất hiện bọt khí ở dưới đáy nồi. Đến một nhiệt độ nhất định, bọt khí đi lên mặt thoáng và vỡ ra. Đó là sự bay hơi trong lòng chất lỏng.

- Sự ngưng tụ: là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng của chất

VD: Hơi nước bay lên ngưng tụ tạo thành mây (là do các hạt nước li ti tạo thành)

Sự ngưng tụ và sự bay hơi xảy ra tại mọi nhiệt độ còn sự sôi chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi.

Video mô phỏng sự chuyển pha của chất

Sơ đồ tư duy: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất

 


Bình chọn:
4.2 trên 17 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí