Bài 19.4, 19.5, 19.6 trang 47 SBT Hóa học 10


Giải bài 19.4, 19.5, 19.6 trang 47 sách bài tập Hóa học 10. 19.4. Phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong cùng một phân tử gọi là phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 19.4.

Phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử trong cùng một phân tử gọi là phản ứng oxi hóa - khử nội phân tử. Phản ứng nào sau đây thuộc loại trên?

A. \(2KCl{O_3}\xrightarrow{{{t^o}}}2KCl + 3{O_2}\)

B. \(S + 2{H_2}S{O_4}\xrightarrow{{}}3S{O_2} + {H_2}O\)

C. \(4N{O_2} + {O_2} + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}4HN{O_3}\)

D. \(2NO + {O_2}\xrightarrow{{}}2N{O_2}\)

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của các chất trong các PTHH

Lời giải chi tiết:

A. \(2K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \xrightarrow{{{t^o}}}2K\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + 3\mathop {{O_2}}\limits^0 \)

B. \(\mathop S\limits^0  + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}\xrightarrow{{}}3\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + {H_2}O\)

C. \(4\mathop N\limits^{ + 4} {O_2} + \mathop {{O_2}}\limits^0  + 2{H_2}O\xrightarrow{{}}4H\mathop N\limits^{ + 4} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \)

D. \(2\mathop N\limits^{ + 2} O + \mathop {{O_2}}\limits^0 \xrightarrow{{}}2\mathop N\limits^{ + 4} \mathop {{O_2}}\limits^{ - 2} \)

=> Chọn A

Câu 19.5.

Phản ứng nào cho dưới đây chỉ xảy ra sự thay đổi số oxi hoá của một nguyên tố ?

Phương pháp giải:

Xác định số oxi hóa của các chất trong các PTHH

Lời giải chi tiết:

A. \(2K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \xrightarrow{{{t^o}}}2K\mathop {Cl}\limits^{ - 1}  + 3\mathop {{O_2}}\limits^0 \)

B.\(2K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} \mathop {{O_4}}\limits^{ - 2} \xrightarrow{{{t^o}}}{K_2}\mathop {Mn}\limits^{ + 6} {O_4} + Mn{O_2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \)

C. \(K\mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{ - 2} \xrightarrow{{{t^o}}}K\mathop N\limits^{ + 3} {O_2} + \mathop {{O_2}}\limits^0 \)

D. \(\mathop N\limits^{ - 3} {H_4}\mathop N\limits^{ + 5} \mathop {{O_3}}\limits^{} \xrightarrow{{{t^o}}}\mathop {{N_2}}\limits^{ + 3} O + {H_2}O\)

=> Chọn D

Câu 19.6.

Cho sơ đồ phản ứng :

\(F{e_3}{O_4} + HN{O_3} \to Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + {H_2}O\)

Cân bằng PTHH của phản ứng trên. Các hệ số tương ứng với phân tử các chất là dãy số nào sau đây ?

A. 3, 14, 9, 1, 7

B. 3, 28, 9, 1, 14

C. 3, 26, 9, 2, 13

D. 2, 28, 6, 1, 14

Phương pháp giải:

Cân bằng PTHH theo phương pháp thăng bảng electron tại đây.

Lời giải chi tiết:

\(3F{e_3}{O_4} + 28HN{O_3} \to 9Fe{\left( {N{O_3}} \right)_3} + NO + 14{H_2}O\)

=> Chọn B

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 19.7, 19.8, 19.9 trang 47 SBT Hóa học 10

    Giải bài 19.7, 19.8, 19.9 trang 47 sách bài tập Hóa học 10. Trong phản ứng : Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng.

  • Bài 19.10 trang 48 SBT Hóa học 10

    Giải bài 19.10 trang 48 sách bài tập Hóa học 10. Cho 2,24 gam sắt tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra cho đi qua ống đựng 4,2 gam CuO được đốt nóng.

  • Bài 19.11 trang 49 SBT Hóa học 10

    Giải bài 19.11 trang 49 sách bài tập Hóa học 10. Nguyên tố nitơ trong các hợp chất có số oxi hoá thấp nhất là -3 và cao nhất là +5.

  • Bài 19.12 trang 49 SBT Hóa học 10

    Giải bài 19.12 trang 49 sách bài tập Hóa học 10. Nhúng thanh kẽm vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Tính khối lượng bạc kim loại được giải phóng và khối lượng kẽm đã chuyển vào dung dịch.

  • Bài 19.13 trang 49 SBT Hóa học 10

    Giải bài 19.13 trang 49 sách bài tập Hóa học 10. Cho 2,6 gam bột kẽm vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,75M. Lắc kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa lớp 10 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí