Bài 1.3 trang 6 SBT Đại số và Giải tích 11 Nâng cao>
Giải bài 1.3 trang 6 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao. Giả sử trên khoảng J
Giả sử trên khoảng J, hàm số \(y = \sin x\) và hàm số \(y = \cos x\) có dấu không đổi. Chứng minh:
LG a
Nếu trên J, hai hàm số đó cùng dấu thì hàm số này đồng biến khi và chỉ khi hàm số kia nghịch biến.
Phương pháp giải:
Kí hiệu một trong hai hàm số \(y = \sin x\) và \(y = \cos x\) là \(y = f(x)\) và hàm số kia là \(y = g(x)\). Theo giả thiết thì \(f\) và \(g\) giữ dấu không đổi trên J.
Lời giải chi tiết:
Do \({g^2} = 1 - {f^2}\), nên nếu \({f^2}\) đồng biến ( nghịch biến ) trên J thì \({g^2}\) nghịch biến; (đồng biến) trên J.
\( - \) Nếu \(f\) đồng biến trên J thì \({f^2}\) đồng biến từ đó \({g^2}\) nghịch biến; Vậy khi đó \(g > 0\) thì \(g\) nghịch biến, nếu \(g < 0\) thì \(g\) đồng biến.
\( - \)Nếu \(f\) nghịch biến trên J thì \({f^2}\) nghịch biến từ đó \({g^2}\) đồng biến; Vậy khi đó \(g > 0\) thì \(g\) đồng biến, nếu \(g < 0\) thì \(g\) nghịch biến.
Xét tương tự trong trường hợp \(f < 0\) trên J, ta thấy các khẳng định a), của bài toán đúng.
LG b
Nếu trên J, hai hàm số đó khác dấu thì hàm số đó hoặc cùng đồng biến hoặc cùng nghịch biến.
Phương pháp giải:
Kí hiệu một trong hai hàm số \(y = \sin x\) và \(y = \cos x\) là \(y = f(x)\) và hàm số kia là \(y = g(x)\). Theo giả thiết thì \(f\) và \(g\) giữ dấu không đổi trên J.
Lời giải chi tiết:
Chứng minh tương tự câu a)
Loigiaihay.com
- Bài 1.4 trang 7 SBT Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
- Bài 1.5 trang 7 SBT Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
- Bài 1.6 trang 7 SBT Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
- Bài 1.7 trang 7 SBT Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
- Bài 1.8 trang 8 SBT Đại số và Giải tích 11 Nâng cao
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục