Các dạng toán về tìm min, max liên quan đến số phức
Các dạng toán về tìm min, max liên quan đến số phức
1. Kiến thức cần nhớ
- Mô đun của số phức z=a+bi là |z|=√a2+b2≥0
- Bất đẳng thức Cô-si: x+y≥2√xy với x,y>0
- Bất đẳng thức Bunhiacopxki: (a2+b2)(c2+d2)≥(ac+bd)2
- Bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối: ||z1|−|z2||≤|z1±z2|≤|z1|+|z2|
2. Một số dạng toán thường gặp
Dạng 1: Tìm số phức thỏa mãn điều kiện có mô đun nhỏ nhất, lớn nhất.
Phương pháp:
- Bước 1: Gọi số phức z=x+yi(x,y∈R).
- Bước 2: Thay z và biểu thức đã cho tìm mối quan hệ của x,y.
- Bước 3: Đánh giá biểu thức có được để tìm max, min, từ đó suy ra x,y⇒z.
Ví dụ: Cho z1;z2 thỏa mãn |z1−z2|=1;|z1+z2|=3. Tính maxT=|z1|+|z2|.
A. 8
B. 10
C. 4
D. √10
Giải
Đặt z1=x1+y1i;z2=x2+y2i. (x1,y1,x2,y2∈R). Điều kiện đã cho trở thành
+) |z1−z2|=1⇒|x1+y1i−x2−y2i|=1⇔√(x1−x2)2+(y1−y2)2=1
⇔x12+x22+y12+y22−2x1x2−2y1y2=1 (1)
+) |z1+z2|=3⇒|x1+y1i+x2+y2i|=3
⇔x12+x22+y12+y22+2x1x2+2y1y2=9 (2)
Cộng vế với vế của (1) và (2) ta được x12+x22+y12+y22=5
+) T=|z1|+|z2|=√x12+y12+√x22+y22
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta được
T=1.√x12+y12+1.√x22+y22≤√(1+1).(x12+x22+y12+y22)
=√2.5=√10⇒ maxT=√10.
Đáp án D

Có thể sử dụng phương pháp hình học để giải các bài tập dạng này.
Số phức z=x+yi(x,y∈R) có điểm biểu diễn là M(x,y). Mô đun của số phức z là độ dài đoạn thẳng OM với O là gốc tọa độ.
Ví dụ: Cho số phức z=x+yi thỏa mãn |z−2−4i|=|z−2i| đồng thời có mô đun nhỏ nhất. Tính N=x2+y2.
A. N=8
B. N=10
C. N=16
D. N=26
Giải
Gọi M(x,y) là điểm biểu diễn của số phức z=x+yi
+) |z−2−4i|=|z−2i|⇒(x−2)2+(y−4)2=x2+(y−2)2⇔−4x+4−8y+16=−4y+4
⇔4x+4y=16⇔x+y−4=0
Suy ra tập hợp điểm biểu diễn của z là một đường thẳng x+y−4=0
+) N=x2+y2=|z|2
⇒Nmin⇔|z|min⇔OMmin ⇒OM⊥d:x+y−4=0

⇒M(2,2) ⇒N=22+22=8
Đáp án A.
Dạng 2: Tìm GTLN, GTNN của mô đun số phức thỏa mãn điều kiện cho trước.
Phương pháp:
- Sử dụng các bất đẳng thức Cô si, Bunhiacopxki và bất đẳng thức tam giác.
Ví dụ: Cho z thỏa mãn |z−2−4i|=√5. Tìm max|z|.
A. 3√5
B. 5
C. √5
D. √13
Giải
Dấu hiệu: Đề bài yêu cầu tính max của một mô đun ta sử dụng bất đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đôi.
Ta có: |z|−|−2−4i|≤|z−2−4i|⇔|z|−√20≤√5⇔|z|≤√20+√5=3√5
⇒ max|z|=3√5
Đáp án A.


- Dạng lượng giác của số phức
- Các dạng toán về điểm biểu diễn số phức
- Bài 6 trang 144 SGK Giải tích 12
- Bài 5 trang 144 SGK Giải tích 12
- Bài 4 trang 144 SGK Giải tích 12
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 12 - Xem ngay
>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |