Bài 14 trang 7 SBT Hình học 10 Nâng cao>
Giải bài 14 trang 7 sách bài tập Hình học 10 Nâng cao. Chứng minh rằng với ba véc tơ tùy ý a,b,c luôn có ba số...
Đề bài
Chứng minh rằng với ba vec tơ tùy ý \(\overrightarrow a \,,\,\,\overrightarrow b \,,\,\,\overrightarrow c \) luôn có ba số \(\alpha \,,\,\beta ,\,\gamma \) không đồng thời bằng 0 sao cho \(\alpha \overrightarrow a + \beta \overrightarrow b + \gamma \overrightarrow c = \overrightarrow 0 \).
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Biện luận theo các trường hợp hai vec tơ \(\overrightarrow a \,,\,\overrightarrow b \) cùng phương và hai vec tơ \(\overrightarrow a \,,\,\overrightarrow b \) không cùng phương.
Từ đó suy ra đpcm.
Lời giải chi tiết
Nếu hai vec tơ \(\overrightarrow a \,,\,\overrightarrow b \) cùng phương thì có cặp số \(m, n\) không đồng thời bằng 0 sao cho \(m\overrightarrow a \, + n\overrightarrow b = \overrightarrow 0 \).
Khi đó có thể viết \(\alpha \overrightarrow a + \beta \overrightarrow b + \gamma \overrightarrow c = \overrightarrow 0 \) với \(\alpha = m,\,\beta = n,\,\gamma = 0\).
Nếu hai vec tơ \(\overrightarrow a \,,\,\overrightarrow b \) không cùng phương thì có các số \(\alpha ,\,\beta \) sao cho \(\overrightarrow c = \alpha \overrightarrow a + \beta \overrightarrow b \) hay có thể viết \(\alpha \overrightarrow a + \beta \overrightarrow b + \gamma \overrightarrow c = \overrightarrow 0 \) với \(\gamma = - 1\).
Loigiaihay.com
- Bài 15 trang 7 SBT Hình học 10 Nâng cao
- Bài 16 trang 8 SBT Hình học 10 Nâng cao
- Bài 17 trang 8 SBT Hình học 10 Nâng cao
- Bài 18 trang 8 SBT Hình học 10 Nâng cao
- Bài 19 trang 8 SBT Hình học 10 Nâng cao
>> Xem thêm