Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Mùa mật mới trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức>
Để lấy mật, bà đã chuẩn bị những gì?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 84 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Mùa mật mới
Những đêm mùa mật, cuộc sống lặng yên quen thuộc ở làng Mật vụt đổi khác. Nhà nào cũng tấp nập, sáng sủa.
Bà lề mề bưng nồi, chõ, chiếc chậu sành và gùi lá mật đến bên bếp. Phựng và Nôốc Kham lấy mâm bột và bát vừng. Bà cháu ngồi xúm quanh gùi lá mật, lúi húi khều trứng ong và ong non rồi cùng nặn bánh. Khi đã hết ong non, bà bắc nồi cho lên bếp canh lá mật.
Trên miệng chõ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật. Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mật chảy ra. Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu.
Chậu mật trên bếp đầy dần. Mùi mật nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài. Bà bắc chậu xuống rồi đặt lên miệng chõ cái chậu khác. Khi mật nguội, bà gạt sáp và chắt mật vào vò. Bà nếm, loại mặt nào ngăm ngăm đắng là có nhiều nhuỵ xoan thì cắt riêng làm thuốc. Còn loại mật thường, vị ngọt đậm, bà giữ làm mật ăn hằng ngày và đem đi đổi hàng.
- Chưa năm nào được mùa mật như năm nay. – Bà sung sướng bảo. – Các
cháu muốn mua gì nào?
Phựng muốn mua cái dây lưng da, cây bút máy. Nôốc Kham muốn mua cái trâm cài tóc có bông hoa to kết bằng hạt cườm và một cái gương to.
- Thế bà định mua gì ạ?
- Bà mua bộ ấm tích, cái chảo và con dao to.
- Mua riêng cho bà cơ, những thứ bà nói là mua chung cho cả nhà mà.
- Bà chẳng cần gì. Bà đủ cả rồi.
- Bà hay kêu đau xương. Lần này cháu sẽ mua cao cho bà. – Phựng nói.
Bà cháu vui vẻ bàn chuyện bên chậu mật. Canh xong gùi lá mật, Phựng bưng những bình mật mới cất bớt vào buồng. Nôốc Kham bắc chảo mỡ lên bếp để rán bánh. Khi bánh đã vớt ra đầy mầm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mặt mới và ăn bánh, mừng mùa mặt.
(Theo Vũ Hùng)
Từ ngữ
- Lá mật: bánh sáp ong chứa mật.
- Canh lá mật: đun nhỏ lửa làm nóng lá mật (cách lấy mật ngày xưa, hiện ít được sử dụng; cách lấy mặt phổ biến hiện nay là vắt tay hoặc quay lá mật).
- Vò: hủ (bình) lớn.
Để lấy mật, bà đã chuẩn bị những gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Để lấy mật, bà đã chuẩn bị: nồi, chõ, chiếc chậu sành và gùi lá mật, mâm bột, bát vừng.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 84 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Sắp xếp các hoạt động dưới đây theo trình tự của việc lấy mật.
a. Gác những lá mật trong góc chậu sành.
b. Đặt chậu sành lên miệng chõ.
c. Canh lá mật cho sáp bịt các lỗ mật chảy ra.
d. Bắc nồi chõ lên bếp.
e. Khều trứng ong và ong non ra khỏi lá mật.
g. Để mật nguội.
h. Gạt sáp ra và chắt mật vào vò.
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung bài đọc để sắp xếp phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Em sắp xếp các hoạt động dưới đây theo trình tự của việc lấy mật là:
e. Khều trứng ong và ong non ra khỏi lá mật.
d. Bắc nồi chõ lên bếp.
b. Đặt chậu sành lên miệng chõ.
a. Gác những lá mật trong góc chậu sành.
c. Canh lá mật cho sáp bịt các lỗ mật chảy ra.
g. Để mật nguội.
h. Gạt sáp ra và chắt mật vào vò.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 84 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Mật sau khi thu được có hương vị ra sao?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ 4 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Mật sau khi thu được có hai hương vị: một loại mật vị ngăm ngăm đắng là do có nhiều nhuỵ xoan, có thể làm thuốc; loại mật khác có vị ngọt đậm, là mật thường dùng để ăn và đổi hàng.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 84 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Niềm vui “được mùa mật" của các nhân vật trong câu chuyện được thể hiện như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn đối thoại của các nhân vật trong bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Niềm vui “được mùa mật” của các nhân vật trong câu chuyện được thể hiện qua những câu trò chuyện sôi nổi sẽ định mua đồ vật gì của Phựng, Nôốc Kham và bà.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 84 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Theo em, những tình cảm nào được thể hiện trong câu chuyện? Những chi tiết nào cho em biết điều đó?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Theo em, những tình cảm được thể hiện trong câu chuyện và chi tiết cho em biết điều đó là:
+ Tình cảm lo toan, biết dành dụm của bà (loại mật nào ngăm ngăm đắng là có nhiều nhuỵ xoan thì cất riêng làm thuốc).
+ Tình cảm của bà dành cho các cháu, muốn các cháu vui (bà hỏi các cháu muốn mua gì nào?)
+ Tình hiếu thảo của các cháu cho bà (những thứ bà muốn mua là mua chung cho cả nhà mà; cháu sẽ mua cao cho bà vì bà hay kêu đau xương).
+ Tình làng nghĩa xóm biết chia sẻ (mời gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm sang nếm mật mới và ăn bánh, mừng mùa mật).
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 84 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Viết 2 – 3 câu nêu cảm nghĩ của em về người bà trong câu chuyện trên.
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung câu chuyện để viết câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trong câu chuyện, người bà hết mực lo toan và yêu thương các cháu. Bà biết rõ ràng từng công đoạn và vật dụng cần phải có để lấy mật, cách phân loại mật thu được. Không chỉ vậy, bà còn có một tình yêu bao la dành cho các cháu, và tình cảm hàng xóm láng giềng.
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm câu đơn và câu ghép trong những câu dưới đây:
a. Trên miệng chõ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật.
b. Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu.
c. Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mật chảy ra.
d. Chậu mật trên bếp đầy dần.
e. Mùi mật nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu đơn:
b. Mật lẫn sáp rỏ đều đều xuống chậu.
d. Chậu mật trên bếp đầy dần.
e. Mùi mật nóng hổi, thơm ngọt ngào bay ra ngoài.
Câu ghép:
a. Trên miệng chõ, bà đặt cái chậu sành, bên trong góc chậu, bà gác những lá mật.
c. Hơi nóng bốc nghi ngút, sáp bịt các lỗ mật chảy ra.
Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Dùng kết từ (hoặc cặp kết từ) để nối các câu đơn dưới đây thành câu ghép.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và dùng kết từ để nối câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Canh lá mật là cách lấy mật ngày xưa còn cách lấy mặt phổ biến hiện nay là vắt tay hoặc quay lá mật.
- Vì mật có thể đổi lấy đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày nên ba bà cháu rất vui khi được mùa mật.
Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trong đoạn dưới đây, từ ngữ thay thế nào có tác dụng liên kết câu?
Khi bánh đã vớt ra đầy mâm, bà ghé đầu ra cửa gọi gia đình bác thợ gỗ bên hàng xóm. Bà mời họ sang nếm mặt mới và ăn bánh, mừng mùa mặt.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ thay thế có tác dụng liên kết câu: họ
Câu 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Viết một đoạn văn dựa vào các ý dưới đây, trong đó có sử dụng các từ ngữ: đầu tiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và viết đoạn văn theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Để lấy được mật theo cách làm ngày xưa, ta cần những thao tác rất cầu kì và công phu. Đầu tiên phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng: nồi, chõ, chậu sành, gùi lá. Tiếp theo, mật cần phải được khều hết trứng ong và ong non. Sau đó đun lá mật, canh cho lá mật rỏ đều mật lẫn sáp. Cuối cùng ta gạt sáp, chắt mật thu được vào vò để cất trữ.
- Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Viết trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Mưa trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 1 - 2 trang 77 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức