Phần 1 - Ôn tập: Tiết 1 - 2 trang 77 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức>
Dựa vào lời giới thiệu của mỗi nhân vật dưới đây, cho biết nhân vật đó là ai, xuất hiện trong câu chuyện nào đã học.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 77 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Dựa vào lời giới thiệu của mỗi nhân vật dưới đây, cho biết nhân vật đó là ai, xuất hiện trong câu chuyện nào đã học.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời giới thiệu của từng nhân vật, dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
(1) Nhân vật đó là: Quang trong câu chuyện: Hộp quà màu thiên thanh.
(2) Nhân vật đó là: Xu-di trong câu chuyện: Giỏ hoa tháng Năm.
(3) Nhân vật đó là: Nai Ngọc trong câu chuyện: Tiếng hát của người đá
(4) Nhân vật đó là: Mát trong câu chuyện: Khu rừng của Mát
(5) Nhân vật đó là: Thào A Sùng trong câu chuyện: Những búp chè trên cây cổ thụ
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 77 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Nêu nội dung chính của một trong những câu chuyện được nhắc tới ở bài tập 1.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khu rừng của Mát: Câu chuyện kể về trang trại rộng lớn – nơi Mát và ông đã cùng chăm sóc và gắn bó. Trước khi mất ông đã gửi gắm trang trại cho Mát. Tuy nhiên vào một đêm sấm chớp, trang trại đã bị thiêu rụi hoàn toàn. Mát ngất lịm đi. Khi được bà lão cạnh giường khuyên nhủ, Mát đã ngộ ra và quyết tâm khôi phục trang trại. Anh bán các thân cây cháy làm củi rồi lấy tiền mua cây giống về ươm trồng. Nhờ vậy nhiều năm sau, trang trại đã phủ một màu xanh mướt.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 78 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trong đoạn văn dưới đây, câu nào là câu đơn, câu nào là câu ghép? Xác định các vế của những câu ghép vừa tìm được.
(1) Mùa đông, rùa ngại rét. (2) Gió cứ thổi vù vù. (3) Rùa đợi đến mùa xuân. (4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. (5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. (6) Rùa lại đợi đến hè. (7) Mùa hè tạnh ráo. (8) Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. (9) Nhưng cái nóng cứ hầm hập. (10) Cả ngày, bụi cuốn mịt mùng. (11) Hễ cơn dông đến thì đất đá lại như sôi lên, nước lũ đổ ào ào.
(Theo Võ Quảng)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu đơn:
- (1) Mùa đông, rùa ngại rét.
- (2) Gió cứ thổi vù vù.
- (3) Rùa đợi đến mùa xuân.
- (6) Rùa lại đợi đến hè.
- (7) Mùa hè tạnh ráo.
- (8) Cây cối có nhiều quả chín thơm tho.
- (9) Nhưng cái nóng cứ hầm hập.
- (10) Cả ngày, bụi cuốn mịt mùng.
Câu ghép:
Câu ghép |
Vế 1 |
Vế 2 |
Vế 3 |
(4) Mùa xuân nhiều hoa, nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. |
Mùa xuân nhiều hoa |
mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông. |
|
(5) Mưa phùn vẫn cứ lai rai và gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. |
Mưa phùn vẫn cứ lai rai |
gió bấc vẫn thút thít ở các khe núi. |
|
(11) Hễ cơn dông đến thì đất đá lại như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. |
Hễ cơn dông đến |
đất đá lại như sôi lên, |
nước lũ đổ ào ào. |
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 78 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Chọn một vế câu ở A và một vế câu ở B, thêm kết từ hoặc cặp từ hô ứng để tạo câu ghép.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Mặt trời càng lên cao, chiếc bóng càng ngắn lại.
- Vì sương xuống dày đặc nên khung cảnh xung quanh mờ mịt, không còn nhìn rõ mặt người.
- Trong vườn, những bông hồng đã nở rộ, tỏa hương ngào ngạt nhưng những bông lan vẫn e ấp giữ nụ chúm chím.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 78 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Thêm kết từ và vế câu thay cho bông hoa để tạo câu ghép.
a. Nếu em chọn một sản vật quê hương để giới thiệu với bạn bè *.
b. * nên tôi luôn háo hức mong đến giờ ông kể chuyện.
c. Tuy những hạt gạo bé nhỏ, giản dị *.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Nếu em chọn một sản vật quê hương để giới thiệu với bạn bè thì em sẽ chọn cốm Hà Nội.
b. Vì ông kể chuyện rất hay nên tôi luôn háo hức mong đến giờ ông kể chuyện.
c. Tuy những hạt gạo bé nhỏ, giản dị nhưng nó có ý nghĩa rất lớn với con người.
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 82 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Mưa trang 83 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Mùa mật mới trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá giữa học kì II: Tiết 6 - 7: Viết trang 85 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức