Bài 18: Tấm gương tự học trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức


Lời nhận xét dưới đây cho em hiểu điều gì về giáo sư Tạ Quang Bửu? Có những nhân cách và tài năng mà chỉ sau khi vắng bóng họ, người đời mới thấy hết khoảng trống mênh mông họ để lại. Tạ Quang Bửu là một người như thế. (Hoàng Tuỵ)

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Trả lời câu hỏi khởi động trang 84 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Lời nhận xét dưới đây cho em hiểu điều gì về giáo sư Tạ Quang Bửu?

Có những nhân cách và tài năng mà chỉ sau khi vắng bóng họ, người đời mới thấy hết khoảng trống mênh mông họ để lại. Tạ Quang Bửu là một người như thế.

(Hoàng Tuỵ)

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ lời nhận xét, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Lời nhận xét này cho thấy giáo sư Tạ Quang Bửu là một nhân cách có ảnh hưởng lớn và tài năng đặc biệt trong lĩnh vực của mình. Ông đã để lại một khoảng trống lớn khi ra đi, và chỉ sau khi ông không còn, mọi người mới nhận ra giá trị và vai trò quan trọng của ông. Ông có sức ảnh hưởng sâu sắc không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống của những người xung quanh. Qua đó cho thấy Tạ Quang Bửu để lại một di sản vững chắc trong lĩnh vực học thuật của mình, và công lao của ông sẽ tiếp tục được tôn vinh và ghi nhớ sau khi ông ra đi.

Nội dung bài đọc

Bài đọc giới thiệu một tấm gương sáng Tạ Quang Bửu về ý chí, tinh thần tự học, đồng thời, đây cũng là lời nhắc nhở chúng ta cần phải học tập, rèn luyện theo ông. 

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

TẤM GƯƠNG TỰ HỌC

Tạ Quang Bửu sinh ra trong một gia đình nhà nho ở Nghệ An. Ông là nhà khoa học và nhà giáo dục đa tài, uyên bác hiếm có.

Con đường đến với thành công của Tạ Quang Bửu rất giản dị: tự học, học suốt đời và học say mê. Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc rất nhanh và nhớ rất lâu. Có lần, ngồi trên lưng ngựa, mải đọc sách, ông ngã tòm xuống suối. Tất cả những ai ở bên ông đều khâm phục khả năng tự học của ông. Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, ngay cả

khi đau ốm.

Tạ Quang Bửu còn là tấm gương của việc học toàn diện. Ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực: toán, lí, hoá, sinh, triết học,... đặc biệt là ngoại ngữ. Ông sử dụng thành thạo tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan; có thể đọc hiểu tiếng Nga, Trung, Hy Lạp cổ và La-tinh. Chỉ tự học tiếng Nga trong ba tháng mà ông đã có thể dịch trôi chảy các tài liệu quản sự tiếng Nga. Ông giúp Bác Hồ soạn thảo những bức công hàm bằng tiếng Anh, nhiều lần cùng Bác tiếp các chính khách nước ngoài. Ông được nhận xét là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”. Ngoài ra, ông còn có hiểu biết sâu rộng về âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,... Ông luôn tranh thủ thời gian tự học, để thoả mãn niềm đam mê của mình. Nhiều người coi ông là “Lê Quý Đôn thời nay”.

Tên của Tạ Quang Bửu được đặt cho các con phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,... Ở Việt Nam, có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc mang tên ông – Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

(Phan Sơn tổng hợp)

Từ ngữ:

Công hàm: công văn ngoại giao của nước này gửi cho nước khác.

 

Đoạn văn thứ nhất giới thiệu điều gì về Tạ Quang Bửu?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn thứ nhất của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn thứ nhất giới thiệu về xuất thân, quê quán và sự nghiệp của Tạ Quang Bửu.

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Những chi tiết nào cho thấy Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tạ Quang Bửu là tấm gương tự học, học suốt đời và học say mê qua các chi tiết sau:

- Tự học: Ông có thói quen đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi, đọc rất nhanh và nhớ rất lâu.

- Học suốt đời: Ông học từ lúc còn trẻ đến lúc cuối đời, ngay cả khi đau ốm.

- Học say mê: Có lần, ngồi trên lưng ngựa, mải đọc sách, ông ngã tòm xuống suối.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Theo em, vì sao Tạ Quang Bửu nhiều lần được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tạ Quang Bửu được cùng Bác Hồ tiếp các chính khách nước ngoài vì:

- Thành thạo ngoại ngữ: Ông sử dụng thành thạo Tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan; có thể đọc hiểu tiếng Nga, Trung, Hy Lạp cổ và La-tinh. Ông giúp Bác Hồ soạn thảo các bức công hàm bằng tiếng Anh, và được nhận xét là nói tiếng Anh “hoàn hảo đến mức người Anh phải kinh ngạc”.

- Hiểu biết sâu rộng: Ông có hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như toán, lí, hoá, sinh, triết học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,...

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Sự đa tài, uyên bác của Tạ Quang Bửu được thể hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Sự đa tài, uyên bác của Tạ Quang Bửu được thể hiện qua việc ông xuất sắc ở nhiều lĩnh vực và có kiến thức rộng lớn. Ông có thể đọc hiểu và sử dụng thành thạo nhiều ngôn ngữ ngoại quốc, và hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực như toán, lí, hoá, sinh, triết học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, thể thao,...     

Bài đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tài năng, công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận thế nào?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn cuối cùng của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Tài năng và công lao của Tạ Quang Bửu được ghi nhận qua việc: Tên của ông được đặt cho các con phố ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng,…và có một giải thưởng dành cho các nhà khoa học xuất sắc mang tên ông - Giải thưởng Tạ Quang Bửu.

Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Dựa vào gợi ý, tìm nghĩa cho mỗi từ dưới đây:

chính khách

chính phủ

chính khoá

a. Chương trình học tập chính thức, bắt buộc.

b. Người chuyên hoạt động chính trị, khá nổi tiếng.

c. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các từ và nghĩa để tìm nghĩa phù hợp.

Lời giải chi tiết:

- Chính khách: b. Người chuyên hoạt động chính trị, khá nổi tiếng.

- Chính phủ: c. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.

- Chính khóa: a. Chương trình học tập chính thức, bắt buộc.

Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 85 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Chọn các từ ở bài tập 1 để hoàn thiện các câu dưới đây:

a. Nhiều * quốc tế đã có mặt tại hội nghị này.

b. * các nước phải đảm bảo mọi quyền lợi cho trẻ em.

c. Một số hoạt động trải nghiệm sẽ được tổ chức ngoài giờ học *.

Phương pháp giải:

Em dựa vào nghĩa của các từ ở bài tập 1, đọc kĩ các câu và điền từ phù hợp.

Lời giải chi tiết:

a. Nhiều chính khách quốc tế đã có mặt tại hội nghị này.

b. Chính phủ các nước phải đảm bảo mọi quyền lợi cho trẻ em.

c. Một số hoạt động trải nghiệm sẽ được tổ chức ngoài giờ học chính khoá.


Bình chọn:
4.4 trên 14 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí