Bài 23: Về ngôi nhà đang xây trang 113 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức>
Giới thiệu một công trình xây dựng mà em yêu thích.
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 113 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Giới thiệu một công trình xây dựng mà em yêu thích.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Gợi ý:
- Đó là công trình nào?
- Công trình đó có gì đặc biệt?
- Vì sao em yêu thích công trình đó?
Lời giải chi tiết:
Một công trình xây dựng ở Việt Nam mà em yêu thích là Cầu Rồng ở Đà Nẵng. Đây là một biểu tượng kiến trúc độc đáo và là điểm nhấn của thành phố biển xinh đẹp này. Cầu Rồng có thiết kế độc đáo với hình dáng cong vút như một con rồng khổng lồ mọc lên từ cửa biển. Mỗi đêm, Cầu Rồng trở thành một bức tranh sắc màu với hệ thống đèn LED được lập trình hiện đại. Cảnh quan đẹp mắt và ấn tượng này thu hút hàng nghìn du khách đến tham quan mỗi ngày. Bên trong cầu còn có một hệ thống thang máy, cho phép du khách lên đỉnh cầu để ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ trên cao. Điều này tạo ra một trải nghiệm du lịch độc đáo và thú vị cho mọi người. Với vẻ đẹp và sự ấn tượng của mình, Cầu Rồng không chỉ là một công trình kiến trúc nổi tiếng ở Việt Nam mà còn là biểu tượng của sự phát triển và tiến bộ của đất nước. Em luôn ngưỡng mộ và tự hào về công trình này với sự sáng tạo và tinh thần kiên trì của con người Việt Nam.
Nội dung bài đọc
Những ngôi nhà đang xây hiện ra thật mộng mơ, dễ thương. Những ngôi nhà được xây nên chính là những hi vọng về sự trở mình, lớn lên của đất nước, quê hương. |
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 114 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
Chiều đi học về Chúng em qua ngôi nhà xây dở Giàn giáo tựa cái lồng che chở Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây Bác thợ nề ra về còn huơ huơ cái bay: Tạm biệt!
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc Thở ra mùi vôi vữa nồng hăng Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong Là bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch.
Bầy chim đi ăn về Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc. Nẵng đứng ngủ quên Trên những bức tường Làn gió nào về mang hương Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa. Bao ngôi nhà đã hoàn thành Đều qua những ngày xây dở.
Ngôi nhà như trẻ nhỏ Lớn lên với trời xanh... (Đồng Xuân Lan) |
Từ ngữ
- Trụ bê tông: cột thường được đúc bằng xi măng, có cắt sắt bên trong.
- Thợ nề (ít dùng): thợ xây.
- Cái bay: dụng cụ của thợ nề, gồm một miếng thép mỏng hình lá, tra vào cán, dùng để xây, trát, láng.
Theo cảm nhận của các bạn nhỏ, ngôi nhà đang xây hiện ra như thế nào?
- Giàn giáo
- Trụ bê tông
- Ngôi nhà đang xây dở
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ đầu tiên và khổ thơ thứ 2 của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Theo cảm nhận của các bạn nhỏ, ngôi nhà đang xây hiện ra rất sống động và thú vị:
- Giàn giáo được so sánh như một cái lồng che chở, tạo cảm giác bảo vệ và an toàn.
- Trụ bê tông được so sánh như một mầm cây, thể hiện sự phát triển và lớn lên.
- Ngôi nhà đang xây dở giống như một bài thơ sắp làm xong, một bức tranh còn nguyên màu vôi, gạch, thể hiện sự sáng tạo và chờ đợi hoàn thiện.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 114 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm trong bài những hình ảnh so sánh, nhân hoá và cho biết tác dụng của chúng trong việc miêu tả ngôi nhà đang xây.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Hình ảnh so sánh:
+ "Giàn giáo tựa cái lồng che chở": tạo cảm giác ngôi nhà đang được bảo vệ, che chở.
+ "Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây": thể hiện sự phát triển, sinh động.
+ "Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong": tạo cảm giác ngôi nhà đang được hoàn thiện từng chút một, chứa đựng sự kỳ vọng và sáng tạo.
- Hình ảnh nhân hoá:
+ "Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa nồng hăng": tạo cảm giác ngôi nhà có sức sống.
+ "Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh": ngôi nhà được nhân hóa như một đứa trẻ đang lớn, tạo cảm giác gần gũi, sinh động.
+ “Bầy chim đi ăn về, rót vào ô cửa”
+ “Nắng đứng ngủ quên”
+ “Làn gió về mang hương”
=> Tác dụng của các hình ảnh so sánh và nhân hóa là làm cho ngôi nhà đang xây trở nên sinh động, gần gũi và giàu cảm xúc hơn, giúp người đọc cảm nhận được sự phát triển, kỳ vọng và tương lai tươi sáng của ngôi nhà.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 114 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Những chi tiết nào cho thấy cảnh vật thiên nhiên mang đến sự sống động cho ngôi nhà dang xây?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ ba của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết cho thấy cảnh vật thiên nhiên mang đến sự sống động cho ngôi nhà đang xây bao gồm:
- "Bầy chim đi ăn về/ Rót vào ô cửa chưa sơn vài nốt nhạc": tiếng chim hót tạo nên âm thanh sống động.
- "Nắng đứng ngủ quên/ Trên những bức tường": ánh nắng tạo cảm giác ấm áp, sống động.
- "Làn gió nào về mang hương/ Ủ đầy những rãnh tường chưa trát vữa": gió mang hương thơm, làm ngôi nhà trở nên tươi mới, tràn đầy sức sống.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 114 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Nêu cảm nghĩ của em khi đọc hai dòng thơ “Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh."
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Khi đọc hai dòng thơ “Ngôi nhà như trẻ nhỏ/ Lớn lên với trời xanh," em cảm nhận được hình ảnh ngôi nhà đang xây - giống như một đứa trẻ, cần thời gian để hoàn thiện, cao lớn lên từng ngày và chứa đựng những hi vọng và ước mơ cao đẹp. Dòng thơ này gợi lên cảm giác gần gũi, yêu thương và niềm tin vào sự phát triển bền vững và mạnh mẽ.
Bài đọc 5
Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 114 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Theo em, hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Hình ảnh ngôi nhà đang xây nói lên sự phát triển không ngừng và sự nỗ lực xây dựng của con người trên đất nước ta. Nó thể hiện sự đổi mới, sự sáng tạo và kỳ vọng vào tương lai tốt đẹp. Ngôi nhà đang xây cũng biểu hiện cho sự phấn đấu, hy vọng và tinh thần kiên trì của người dân trong việc xây dựng cuộc sống và phát triển đất nước. Qua đó, chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết, chăm chỉ và sự hướng tới tương lai của toàn thể dân tộc.
* Học thuộc lòng bài thơ.
- Bài 23: Viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng khác biệt trang 114 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 23: Luyện tập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh trang 116 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 24: Việt Nam quê hương ta trang 117 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 24: Luyện viết bài văn tả phong cảnh trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 24: Di tích lịch sử trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức