Bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn tả người trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức>
a. Người được tả trong bài văn trên là ai? b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần. c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra như thế nào?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc bài văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Chú bé vùng biển
Thắng, con cá vược của thôn Bần, là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ.
Lúc này, Thắng đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thẳng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khoẻ mạnh của những đứa trẻ lớn với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, cân đối, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế chắc nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.
Tấm lưới rộng đang vá phủ lên hai đầu gối, tay Thắng cầm kim tre đưa lên đưa xuống thoăn thoắt coi bộ rất thành thạo. Chỗ lưới thủng cứ mỗi lúc một nhỏ dần lại. Tay vẫn thoăn thoắt vá lưới nhưng mắt Thắng thỉnh thoảng lại nhìn lên bờ như có ý chờ đợi ai. Nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, nó vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, bước đến bên mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước, êm không một tiếng động. Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá.
Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục.
(Theo Trần Vân)
a. Người được tả trong bài văn trên là ai?
b. Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn trên và nêu nội dung chính của mỗi phần.
c. Trong phần thân bài, đặc điểm của người được tả (một đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển) hiện ra như thế nào?
d. Bằng cách nào, tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả?
- Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả
- Sử dụng hình ảnh so sánh
- *
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Người được tả trong bài văn trên là Thắng.
b.
Mở bài |
Thắng, con cá vược của thôn Bần, là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ. |
Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó. |
Thân bài |
Từ Lúc này, Thắng đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. đến Nó ngụp một cái lặn biến đi như một con cá. |
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt,...). + Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ,...). + Tả sở trường |
Kết bài |
Bọn trẻ đứng trên bờ nhìn nó lặn vừa ghen vừa phục. |
Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả. |
c.
Ngoại hình |
Tầm vóc so với lứa tuổi |
cao hơn hẳn cái đầu. |
Dáng người |
rắn chắc, cân đối, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế chắc nịch. |
|
Nước da |
nước da rám đỏ khoẻ mạnh |
|
Gương mặt |
cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra. |
|
Trang phục |
Cởi trần |
|
Hoạt động |
Việc làm, cử chỉ,… |
đang vá lưới. Nhác trông thấy lũ trẻ chạy xuống bến, nó vội vàng đặt tấm lưới trên gối xuống, bước đến bên mạn thuyền, bám tay vào cọc chèo và đu mình xuống nước, êm không một tiếng động. |
Sở trường |
Điểm mạnh nổi trội |
Bơi lội |
d.
Tác giả làm nổi bật đặc điểm của người được tả bằng cách:
- Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả
- Sử dụng hình ảnh so sánh
- Lựa chọn những đặc điểm nổi bật.
-….
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 11 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi về những điểm cắn lưu ý khi viết bài văn tả người.
- Bố cục
- Cách lựa chọn chi tiết miêu tả
- *
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi về những điểm cắn lưu ý khi viết bài văn tả người dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Bố cục:
Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó.
Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt, trang phục,...).
+ Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,...).
+ Tả sở trưởng, sở thích hoặc tính tình.
Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.
- Cách lựa chọn chi tiết miêu tả: Lựa chọn những chi tiết nổi bật.
- Cách miêu tả:
+ Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả
+ Sử dụng hình ảnh so sánh
+ ….
Ghi nhớ
Bài văn tả người thường có 3 phần:
– Mở bài: Giới thiệu người được tả và nêu ấn tượng chung về người đó.
– Thân bài:
+ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, dáng người, gương mặt, trang phục,...).
+ Tả hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói, cách ứng xử,...).
+ Tả sở trưởng, sở thích hoặc tính tình.
– Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ về người được tả.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm đọc các đoạn văn hoặc bài văn tả người (trẻ em, người lớn,...).
Phương pháp giải:
Em tìm đọc các đoạn văn hoặc bài văn tả người (trẻ em, người lớn,...) qua sách báo, inernet,….
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Bài văn tả mẹ
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào...”, mỗi lần nghe câu hát đó em lại cảm thấy vô cùng xúc động khi nghĩ về mẹ của mình. Mẹ là người đã sinh ra và nuôi em khôn lớn, dạy em những điều hay lẽ phải. Và mẹ cũng là người mà em yêu quý nhất trên đời.
Mẹ em năm nay đã 36 tuổi. Mẹ có chiều cao khiêm tốn và vẻ ngoài không hoàn hảo nhưng trong mắt em mẹ là người xinh đẹp nhất. Mẹ có nước da nâu sạm do những ngày dãi nắng dầm sương nuôi anh em em khôn lớn. Mái tóc mẹ đen nhánh mượt mà được cắt ngang vai ôm lấy khuôn mặt trái xoan nhỏ nhắn. Lông mày cong như hình cánh cung, đôi mắt to tròn với hàng mi dài cong vút. Đôi môi hồng hào và luôn nở một nụ cười thật tươi. Chiếc mũi cao thanh tú là điểm nhấn trên khuôn mặt mẹ. Thân hình mẹ em gầy đi vì những năm tháng vất vả, đôi bàn tay gân guốc và chai sạn cũng đủ biết mẹ đã phải cực nhọc đến nhường nào.
Mẹ sống rất giản dị và chan hòa với những người xung quanh. Ở nhà mẹ chỉ mặc những bộ quần áo bình dị, khi đi đâu đó mẹ lại mặc những bộ lịch sự và kín đáo. Mẹ quan tâm chu đáo tới tất cả mọi người. Mỗi sáng mẹ lại thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, nấu những món ăn ngon để bố mang đi làm. Khi mùa đông đến, trước khi đi làm chẳng lúc nào mẹ quên nhắc nhở ba bố con phải giữ ấm cơ thể và quàng khăn. Những khi em làm sai điều gì mẹ không đánh mắng mà nhắc nhở nhẹ nhàng, đưa ra những lời khuyên để em biết phân biệt đúng sai. Mẹ vừa là mẹ, vừa là người thầy, vừa là người bạn thân thiết trong cuộc sống của em.
Em rất yêu mẹ. Những ngày đầu tiên về làm dâu nhà chồng mẹ đã phải cực khổ rất nhiều nhưng mẹ luôn nhẫn nhịn. Mẹ mang tình yêu thương ấm áp đến tất cả mọi người. Nhìn mẹ ngày một già đi theo năm tháng em thương mẹ nhiều lắm!
Công lao to lớn của mẹ chẳng gì có thể đền đáp nổi. Dù có nói bao nhiêu lời yêu thương vẫn là không đủ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ để không phụ sự kì vọng của mẹ.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 12 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt.
Phương pháp giải:
Em tìm đọc sách báo viết về người tốt, việc tốt qua sách báo, internet,…
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Hành trình 10 năm cõng bạn đi học và những câu chuyện xúc động của hai nam sinh Thanh Hóa đạt hơn 28 điểm thi đại học.
Nguyễn Tất Minh và Ngô Minh Hiếu đều được sinh ra trong những gia đình có bố mẹ làm nông dân, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Tất Minh bị khuyết tật bẩm sinh từ lúc mới chào đời với hai chân bị liệt, một tay bị co quắp không thể cử động. Gia cảnh không khá giả, bố mẹ Minh cũng đã cố gắng tìm đủ mọi cách để chạy chữa cho em nhưng mọi thứ dường như không thể thay đổi.
Vì tay phải bị teo nên Minh tập viết bằng tay trái. Ngày đầu, những nét chữ nguệch ngoạc, xiên xẹo, em phải tập cả ngày, đôi tay mỏi nhừ, đau nhức. Khó khăn là vậy, nhưng Minh vẫn bền bỉ tập luyện. Trong lòng em luôn khắc ghi câu chuyện về tấm gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, một thầy giáo tật nguyền, viết bằng hai chân được mọi người yêu mến, kính trọng. Mỗi lần mỏi mệt, em lại tự động viên mình phải sống biết vươn lên, nghịch cảnh chỉ là thử thách, “có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Minh cho biết, để có được kết quả như vậy, ngoài nỗ lực của bản thân em, không thể thiếu sự đồng hành, động viên của thầy cô và bạn bè, trong đó có người bạn đặc biệt Ngô Minh Hiếu. Hiếu chính là người bạn thân nhất của Minh, người đã thay “đôi chân” đưa em đến trường mỗi ngày liên tục trong suốt chục năm qua.
Ngày ấy, khi thấy cậu bạn nhỏ cùng lớp không được lành lặn, lúc nào cũng chỉ có thể ngồi một chỗ nhìn các bạn vui đùa, việc đi học hằng ngày gặp rất nhiều khó khăn, Hiếu rất thương và luôn tìm cách giúp đỡ bạn. Càng gần gũi, Hiếu càng cảm nhận được ý chí, nỗ lực vươn lên của cậu bạn nhỏ nên càng muốn gắn bó, hết lòng giúp đỡ bạn, cũng từ đó lấy tấm gương của bạn làm động lực cho chính mình.
Khi bạn bè của em vui đùa, chạy nhảy, em còn mang trên vai sứ mệnh của một “thiên sứ” lặng lẽ cõng bạn đến lớp rồi lại cõng bạn về nhà. Đôi chân của Hiếu trở thành đôi chân thứ 2 của Minh, tấm lòng của Hiếu cũng trở thành nghị lực của Minh. Đằng đẵng suốt 10 năm trời, đôi bạn cùng tiến tiếp bước cho nhau đến trường, cùng nhau học tập và chia sẻ nhiều buồn, vui trong cuộc sống. Ngày nắng cũng như ngày mưa, hôm nào Hiếu cũng đến sớm đón bạn để cả hai cùng kịp giờ vào lớp.
Cứ như vậy, Hiếu và Minh gắn bó với nhau từ cấp 1 đến cấp 3. Trong suốt từng ấy năm, cả hai chưa một lần xích mích hay giận dỗi. Hiếu bảo, em sợ cả hai có xích mích gì thì sẽ không đưa bạn đi học được. Không chỉ đưa bạn đi học, những giờ học trên lớp, nếu Minh phải lên bảng giải bài thì Hiếu sẽ cõng bạn và đứng đó chờ đến khi bạn làm xong bài tập.
Tuy học hai khối khác nhau, Minh khối A còn Hiếu khối B nhưng năm lớp 11, Minh bất ngờ rẽ hướng sang thi học sinh giỏi tỉnh môn Sinh để cùng Hiếu mỗi tuần đi học phụ đạo thêm trên trường. Từ một cậu học trò học khá môn Sinh, Minh khiến ai nấy đều hết sức kinh ngạc khi đạt giải Khuyến Khích học sinh giỏi tỉnh, còn Hiếu cũng kịp mang về giải Nhì khi chỉ cách vị trí dẫn đầu 0,25 điểm.
Trong kỳ thi THPT Quốc gia, Hiếu thi khối B và cũng đã đạt số điểm 28.15 (Toán: 9,40; Hóa: 9,75; Sinh: 9,0). Hiếu cho biết, em có ước mơ vào trường y, em mong muốn mình có thể chữa bệnh cho nhiều người, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh thiếu may mắn trong cuộc sống và đặc biệt, nếu làm bác sĩ Hiếu sẽ có cơ hội chữa lành chân cho Minh.
Chia sẻ về động lực để có thể đồng hành, giúp đỡ bạn trong suốt 10 năm qua, Hiếu cho biết: “Dù Minh sinh ra khiếm khuyết nhưng chưa bao giờ bạn buồn hay oán trách số phận với ai. Nhìn mình và các bạn tay chân lành lặn còn bạn thì phải ở nhà, em thấy thương bạn lắm nên quyết tâm phải làm điều gì đó để đưa bạn đến trường cùng. Chúng em cùng học, có những hôm đến tận 1-2 giờ sáng”.
Hồi đầu năm, Hiếu quyết định đồng hành với Minh theo học cùng trường đại học sẽ tiện đường đưa đón bạn. Thế nhưng, quyết định này bị Minh quả quyết từ chối. Nam sinh tâm sự: “Hiếu đã cõng em đi suốt hơn 10 năm nay và đó là điều khiến em rất trân trọng bạn. Em chỉ mong Hiếu có thể hạnh phúc và theo đuổi nghề nghiệp đã chọn. Vì em mà bạn phải hy sinh thêm nữa thì em sẽ rất buồn lòng”.
Hai bạn cho biết, tới đây khi cả hai đều có con đường riêng để bước đi, cuộc sống của “đôi bạn cùng tiến” chắc chắn sẽ có nhiều khác biệt, nhất là với Minh, em sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải tự lực cố gắng. Tuy nhiên, với những nỗ lực thời gian qua của cả hai, Minh sẽ cố gắng để không phụ công bạn, còn Hiếu chia sẻ sẽ vẫn luôn dõi theo, giúp đỡ bạn để bạn luôn vui vẻ, thành công…/.
- Bài 2: Đọc mở rộng trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 1: Tiếng hát của người đá trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 2: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả người trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 2: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 1: Câu đơn và câu ghép trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức