Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 160 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức


Đọc một bài dưới đây và nói lên cảm nghĩ của em về bài đọc đó. - Thư gửi các học sinh - Tấm gương tự học - Tranh làng Hồ - Một ngôi chùa độc đáo

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 160 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Đọc một bài dưới đây và nói lên cảm nghĩ của em về bài đọc đó.

- Thư gửi các học sinh

- Tấm gương tự học

- Tranh làng Hồ

- Một ngôi chùa độc đáo

Phương pháp giải:

Em đọc một bài và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ: Bài Thư gửi các cháu học sinh

Sau khi đọc thư Bác Hồ gửi các học sinh, em có cảm nghĩ Bác rất vui mừng vì Việt Nam có một nền giáo dục dân chủ, riêng Việt Nam. Bác rất thương yêu và lo lắng cho học sinh, sự nghiệp giáo dục nước nhà. Kì vọng của Bác với các em học sinh là rất lớn, phải học tập và giáo dục tốt, mới có thể đưa nước nhà tới con đường phát triển, sánh vai với các cường quốc thế giới.

Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 160 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Giải ô chữ: Ai giỏi tiếng Việt?

a. Tìm ô chữ hàng ngang.

(1) Biện pháp * là dùng từ lặp đi lặp lại để làm nổi bật sự vật, hoạt động, làm tăng tính biểu cảm.

(2) * được dùng để nối các từ, các về câu, các câu với nhau.

(3) * là những từ được dùng để xưng hô, để hỏi hoặc để thay thế.

(4) Dấu *  được dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.

(5) * là những từ được dùng để gọi tên hoạt động, trạng thái của sự vật.

(6) Đại từ * được dùng để chỉ người nói, người nghe trong giao tiếp.

(7) Đại từ * được dùng để hỏi.

(8) Những từ * là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.

(9) Đại từ * được dùng để thay cho từ ngữ đã được nêu trước đó.

b. Đọc từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu hồng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ các câu hỏi để trả lời.

Lời giải chi tiết:

a.

b. Từ ngữ xuất hiện ở hàng dọc màu hồng: Từ đa nghĩa

Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 161 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Thực hiện các yêu cầu sau:

a. Tìm các điệp từ, điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích dưới đây:

Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

(Xuân Diệu)

b. Việc sử dụng các diệp từ, điệp ngữ trên có tác dụng gì?

Gợi ý:

- Nhấn mạnh vẻ đẹp rực rỡ của hoa phượng.

- *

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

a.

Điệp từ: đến

Điệp ngữ:

- Phượng không phải…., không phải….

- Phượng đây là cả…., cả…, cả….

b. Tác dụng:

- Nhấn mạnh vẻ đẹp rực rỡ của hoa phượng.

- Khẳng định những suy nghĩ sai lầm về phượng là không đúng và giới thiệu về phượng cho người đọc, người nghe được biết. 

Câu 4

Trả lời câu hỏi 4 trang 161 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Viết một đoạn văn ngắn (4 – 5 câu) nói về một cảnh vật mà em quan sát được, trong đó có sử dụng điệp từ, điệp ngữ.

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và viết đoạn văn phù hợp.

Gợi ý:

- Cảnh vật em quan sát là gì?

- Cảnh vật đó có những đặc điểm nào?

- Cảm xúc, suy nghĩ của em ra sao?

Lời giải chi tiết:

Mưa. Ông mặt trời trốn đi đâu mất. Thấy vậy đám gà nháo nhác chạy vào chuồng vì tưởng trời sắp tối. Mây đen cũng rủ nhau ùn ùn kéo tới. Mây như mang hơi nước nặng trĩu, che kín cả một vùng trời. Trên đường mỗi người nhanh chóng trở về nhà, ai cũng cố đi thật nhanh để về nhà cho khỏi ướt. Tiếng sấm nổ đùng đùng như xé toạc bầu trời đen kịt. Mưa rơi lộp bộp trên mái tôn. Mưa rơi trở thành những chiếc bong bóng dưới mặt đường, rơi đùng đục trên phên nứa, gõ chan chát vào những tàu lá chuối. Càng về sau mưa càng to như thể có bao nhiêu trên trời là đổ xuống hết cả. Ngoài vườn những con ếch nhái thi nhau đuổi theo những con mối bị vỡ tổ. Cơn mưa để xỏ than những ngày hè oi ả.

Điệp ngữ: Mưa, Mây

Câu 5

Trả lời câu hỏi 5 trang 161 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Trò chơi: Đặt câu với cặp kết từ nếu... thì... hoặc vì... nên...

Cách chơi: Chọn ra 2 nhóm thi với nhau, mỗi nhóm 4 – 5 bạn (nhóm nếu... thì... và nhóm vì...nên...). Các bạn trong mỗi nhóm luân phiên nhau đặt các vế câu chứa cặp kết từ của nhóm mình (theo mẫu). Trong 5 – 7 phút, nhóm nào tạo được nhiều câu nhất sẽ chiến thắng.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ cách chơi và tham gia chơi cùng bạn theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

- Nếu đạt điểm cao thì mẹ sẽ thưởng cho em một món quà.

- Nếu trời mát mẻ thì bố sẽ dẫn em đi chơi.

- Nếu không học hành chăm chỉ thì em sẽ bị điểm kém.

-…

- Vì trời mưa nên em bị ướt.

- Vì không chăm chỉ học bài nên em đã đạt kết quả không tốt.

- Vì đi học muộn nên em bị cô giáo nhắc.

- Vì mải chơi nên em quên làm bài tập.

-….


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí