Bài 9: Từ đồng nghĩa trang 47 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau. b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 47 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc 2 đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Đàn kiến tiếp tục công việc của chúng: khuân đất, nhặt lá khô, tha mồi. Kiến bé tí tẹo nhưng rất khoẻ và hăng say. Kiến vác, kiến lôi, kiến đẩy, kiến nhấc bổng lên được một vật nặng khổng lồ. Kiến chạy tíu tít, gặp nhau đụng đầu chào, rồi lại vội vàng, tíu tít...
(Theo Nguyễn Kiên)
Một chú ve kéo đàn. Tiếng đàn ngân lên phá tan bầu không khí tĩnh lặng của buổi ban mai. Rồi chú thứ hai, thứ ba, thứ tư cùng hoà vào khúc tấu. Từ sáng sớm, khi mặt trời mới ló rạng, tiếng ve đã át tiếng chim.
(Theo Hữu Vi)
a. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa giống nhau.
b. Những từ in đậm trong đoạn văn nào có nghĩa gần giống nhau? Nêu nét nghĩa khác nhau giữa chúng.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Những từ in đậm trong đoạn văn thứ hai có nghĩa giống nhau.
b. Những từ in đậm trong đoạn văn thứ nhất có nghĩa gần giống nhau.
Những từ in đậm trong đoạn văn thứ nhất đều có ý nghĩa liên quan đến việc di chuyển hoặc mang vật phẩm từ một vị trí này sang một vị trí khác. Nhưng vẫn có sự khác nhau:
- Khuân: Động tác mang hoặc đặt vật nặng lên vai hoặc lưng để di chuyển.
- Tha: Hành động kéo hoặc mang một vật phẩm nặng bằng cách sử dụng sức mạnh cơ bắp hoặc công cụ hỗ trợ như dây thừng.
- Vác: Hành động di chuyển hoặc mang vật phẩm từ một vị trí này sang một vị trí khác bằng cách nắm hoặc ôm nó.
- Nhấc: Hành động nâng cao vị trí của một vật phẩm bằng cách sử dụng cơ bắp hoặc công cụ hỗ trợ, thường được thực hiện từ một vị trí thấp lên vị trí cao hơn.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 48 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm trong mỗi nhóm từ dưới dãy những từ có nghĩa giống nhau.
a. chăm chỉ, cần cù, sắt đá, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, núi non, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, bình tĩnh, yên tĩnh
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ trong mỗi câu, giải nghĩa từ để tìm nhóm từ có nghĩa gần giống nhau.
Lời giải chi tiết:
a. chăm chỉ, cần cù, siêng năng, chịu khó
b. non sông, đất nước, giang sơn, quốc gia
c. yên bình, tĩnh lặng, thanh bình, yên tĩnh
Ghi nhớ
– Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau (ví dụ: bố, ba, cha,...) hoặc gần giống nhau (ví dụ: ăn, xơi, chén,...),
– Khi viết hoặc nói, cần lựa chọn từ phù hợp nhất với ý nghĩa được thể hiện.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 48 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Những thành ngữ nào dưới đây chứa các từ đồng nghĩa? Đó là những từ nào?
a. Chân yếu tay mềm
b. Thức khuya dậy sớm
c. Đầu voi đuôi chuột
d. Một nắng hai sương
e. Ngăn sông cấm chợ
g. Thay hình đổi dạng
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các thành ngữ để tìm ra từ đồng nghĩa trong mỗi thành ngữ.
Lời giải chi tiết:
Thành ngữ có chứa các từ đồng nghĩa |
Các từ đồng nghĩa |
a. Chân yếu tay mềm |
Yếu, mềm |
e. Ngăn sông cấm chợ |
Ngăn, cấm |
g. Thay hình đổi dạng |
Hình, dạng |
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 48 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Chọn từ thích hợp trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa để hoàn thiện đoạn văn.
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn (1) (khai mạc/ bắt đầu) mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá (2) (tốt tươi/ tươi tắn) tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất (3) (no ne/ no đủ), nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian (4) (đói khát/ đói rách) của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
(Theo Vũ Hùng)
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu văn để chọn từ đồng nghĩa phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Tháng Ba, tháng Tư, Tây Trường Sơn bắt đầu mùa mưa. Mưa tới đâu, cỏ lá tốt tươi tới đó. Phía trước bầy voi luôn luôn là những vùng đất no nê, nơi chúng có thể sống những ngày sung sướng bù lại thời gian đói khát của mùa thu. Vì thế, bầy voi cứ theo sau những cơn mưa mà đi. Đó là luật lệ của rừng.
- Bài 9: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh trang 49 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 10: Kì diệu rừng xanh trang 51 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 10: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (Tiếp theo) trang 53 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 10: Đọc mở rộng trang 54 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 9: Trước cổng trời trang 46 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức