Bài 29: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
a. Đoạn văn trên tập trung giới thiệu về nhân vật nào? b. Xác định phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và nêu nội dung của từng phần. c. Phần triển khai giới thiệu những đặc điểm nào của nhân vật thỏ trắng?
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 143 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Chú thỏ trắng trong bộ phim hoạt hình Dưới một mái nhà của đạo diễn Phan Trung được khán giả rất yêu thích. Với kĩ thuật vi tính hiện đại, hình ảnh chú thỏ được tái hiện thật sinh động trên màn ảnh. Đó là một chú thỏ có bộ lông trắng muốt, đôi mắt to tròn, tinh anh, đôi tai dài, cái đuôi ngắn ngủn, xinh xinh và giọng nói ấm áp. Sự vui vẻ, cởi mở khiến thỏ càng thêm đáng yêu. Câu nói hồn nhiên:“Tớ thì lại khoái nhất món này!” và tiếng cười giòn tan của chú khiến người xem vô cùng thích thú. Tuy nhiên, điều dáng quý nhất ở thỏ trắng là sự tốt bụng và lòng bao dung. Biết tin nhà nhím bị đổ, thỏ vội vã đến giúp dỡ. Hình ảnh chú thỏ chạy như bay trong cơn dông bão, giữa tiếng gió ù ù thật xúc động! Thấy nhím run cầm cập vì đói rét, thỏ đưa bạn về nhà, tận tình chăm sóc, giúp bạn mau chóng khoẻ lại. Thỏ sẵn lòng san sẻ với bạn thức ăn, chỗ ở, cùng bạn vượt qua mùa đông giá rét. Khi nhím giận dỗi bỏ đi vì hiểu nhầm thỏ, thỏ không những không giận nhím mà còn tất tả đi tìm bạn trong đêm. Câu chuyện về chú thỏ trắng đã cho chúng ta bài học ý nghĩa về lòng tốt, niềm tin, sự chân thành, bao dung trong tình bạn.
(Gia Hân – Hà Phương)
a. Đoạn văn trên tập trung giới thiệu về nhân vật nào?
b. Xác định phần mở đầu, triển khai, kết thúc của đoạn văn và nêu nội dung của từng phần.
c. Phần triển khai giới thiệu những đặc điểm nào của nhân vật thỏ trắng?
d. Những chi tiết nào trong đoạn văn giúp em nhận ra đây là nhân vật trong phim hoạt hình?
e. Những từ ngữ nào thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của người xem đối với nhân vật và bộ phim?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Đoạn văn trên tập trung giới thiệu về nhân vật thỏ trắng trong bộ phim hoạt hình Dưới một mái nhà của đạo diễn Phan Trung.
b.
Mở đầu |
Chú thỏ trắng trong bộ phim hoạt hình Dưới một mái nhà của đạo diễn Phan Trung được khán giả rất yêu thích. |
Giới thiệu tên bộ phim, tên nhân vật,...
|
Triển khai |
Từ Với kĩ thuật vi tính hiện đại, hình ảnh chú thỏ được tái hiện thật sinh động trên màn ảnh. đến Khi nhím giận dỗi bỏ đi vì hiểu nhầm thỏ, thỏ không những không giận nhím mà còn tất tả đi tìm bạn trong đêm. |
Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, tính cách,... của nhân vật. |
Kết thúc |
Câu chuyện về chú thỏ trắng đã cho chúng ta bài học ý nghĩa về lòng tốt, niềm tin, sự chân thành, bao dung trong tình bạn. |
Nêu cảm nghĩ về nhân vật và ý nghĩa, giá trị của bộ phim. |
c. Qua phần triển khai, nhân vật thỏ trắng được giới thiệu những đặc điểm:
- Ngoại hình:
+ bộ lông trắng muốt
+ đôi mắt to tròn, tinh anh
+ đôi tai dài
+ cái đuôi ngắn ngủn, xinh xinh
+ giọng nói ấm áp
- Tính cách:
+ Vui vẻ, cởi mở: Câu nói hồn nhiên:“Tớ thì lại khoái nhất món này!” và tiếng cười giòn tan của chú khiến người xem vô cùng thích thú.
+ tốt bụng: Biết tin nhà nhím bị đổ, thỏ vội vã đến giúp dỡ. Thấy nhím run cầm cập vì đói rét, thỏ đưa bạn về nhà, tận tình chăm sóc, giúp bạn mau chóng khoẻ lại. Thỏ sẵn lòng san sẻ với bạn thức ăn, chỗ ở, cùng bạn vượt qua mùa đông giá rét.
+ bao dung: Khi nhím giận dỗi bỏ đi vì hiểu nhầm thỏ, thỏ không những không giận nhím mà còn tất tả đi tìm bạn trong đêm.
d. Những chi tiết trong đoạn văn giúp em nhận ra đây là nhân vật trong phim hoạt hình là: qua lời giới thiệu nhân vật trong bộ phim, tên bộ phim, đạo diễn, kĩ thuật để tạo ra nhân vật.
e. Những từ ngữ thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của người xem đối với nhân vật và bộ phim là: yêu thích, sinh động, đáng yêu, thích thú, bài học ý nghĩa.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 1 trang 144 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình.
- Dựa vào đâu để nhận biết đặc điểm của nhân vật?
G: Ngoại hình (hình dáng, gương mặt, trang phục,... của nhân vật). Hoạt động (việc làm, cử chỉ, lời nói,... của nhân vật theo diễn biến của bộ phim).
- Làm thế nào để thể hiện rõ đây là đoạn văn giới thiệu nhân vật trong phim hoạt hình?
+ Tên phim
+ Đặc điểm nhân vật được nhận biết qua mắt nhìn, tai nghe
+*
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình dựa vào gợi ý.
Ghi nhớ
Đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình thường có 3 phần:
– Mở đầu: Giới thiệu tên bộ phim, tên nhân vật,...
– Triển khai: Nêu những đặc điểm nổi bật về ngoại hình, hoạt động, tính cách,... của nhân vật. (Lưu ý: Nên đưa dẫn chứng về chi tiết trong phim (hình ảnh, âm thanh) để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật.)
– Kết thúc: Nêu cảm nghĩ về nhân vật và ý nghĩa, giá trị của bộ phim.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 144 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Làm một tờ quảng cáo cho bộ phim mà em yêu thích.
Phương pháp giải:
Em tiến hành làm một tờ quảng cáo cho bộ phim mà em yêu thích.
Gợi ý:
- Tên bộ phim
- Hình ảnh nổi bật, màu sắc bắt mắt
- Thời gian
-….
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 144 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm đọc một bài giới thiệu phim.
Phương pháp giải:
Em tiến hành tìm đọc một bài giới thiệu phim qua sách báo, internet….
Lời giải chi tiết:
Theo Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, hai bộ phim “Lời hứa Điện Biên” và “Chiếc xe thồ Điện Biên” đang trong quá trình sản xuất, hoàn thiện để trình chiếu nhân dịp Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hai bộ phim hoạt hình có tên gọi “Lời hứa Điện Biên” và "Chiếc xe thồ Điện Biên", được thực hiện bởi biên kịch Phạm Thanh Hà, biên tập Nguyễn Thu Trang, đạo diễn - họa sĩ Bùi Mạnh Quang.
Bộ phim "Lời hứa Điện Biên" (thời lượng 10 phút, thể loại cắt giấy) xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa ông lão và cậu bé nơi chiến trường Điện Biên năm xưa. Qua câu chuyện của người cựu chiến binh, cậu bé đã hiểu thêm về cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp và chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu của cha anh. Xúc động trước lời hứa của những người chiến sĩ Điện Biên, cậu bé cùng bạn bè đã thực hiện lời hứa của thế hệ trẻ, viết tiếp truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
Bộ phim “Chiếc xe thồ Điện Biên” (thời lượng 10 phút, thể loại cắt giấy) kể về hành trình của một cậu bé cùng chiếc xe thồ hàng trong Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ. Được xe thồ đưa đi thăm lại chiến trường xưa, cậu bé chứng kiến toàn cảnh chiến dịch Điện Biên Phủ với những điều phi thường, những kỳ tích mà quân dân ta đã tạo nên trong chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu.
- Bài 30: Nghệ thuật múa Ba lê trang 145 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 30: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 147 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 30: Đọc mở rộng trang 148 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sân bay trang 140 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 29: Kết từ trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức