Bài 5: Tiếng hạt nảy mầm trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức


Chơi trò chơi: Nghe từ ngữ, đoán âm thanh. Cách chơi: Một bạn nêu từ ngữ chỉ âm thanh, một bạn đoán đó là âm thanh của sự vật, hiện tượng nào. Mẫu: tí tách -> tiếng mưa rơi

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Trả lời câu hỏi khởi động trang 28 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Chơi trò chơi: Nghe từ ngữ, đoán âm thanh.

Cách chơi: Một bạn nêu từ ngữ chỉ âm thanh, một bạn đoán đó là âm thanh của sự vật, hiện tượng nào.

Mẫu: tí tách -> tiếng mưa rơi.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ cách chơi và tham gia trò chơi.

Lời giải chi tiết:

Ví dụ:

- Xào xạc -> Tiếng lá rơi

- Véo von -> Tiếng chim hót

- Rì rào -> Tiếng sóng vỗ

- Lộp độp -> Tiếng mưa rơi

- Ào ào -> Tiếng thác chảy

- ….

Nội dung bài đọc

Những bạn nhỏ trong lớp học đều là người khiếm thính, tuy các bạn có thêm một số khó khăn nhưng ai cũng đều chăm chú, háo hức học tập, hình thành được cho mình những hình ảnh và âm thanh của cuộc sống. Có được điều này nhờ sự tận tâm, đam mê với nghề của người giáo viên.

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 29 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

TIẾNG HẠT NẢY MẦM

Mắt sáng, nhìn lên bảng

Lớp mươi nụ môi hồng

Đôi tay cô cụp mở

Báo tưng bừng thanh âm.

 

Cánh sẻ vụt qua song

Hót nắng vàng ánh ỏi

Các bé vẫn lặng chăm

Nhìn theo mấp máy.

 

Sau ngón tay cô đấy

Là tiếng hạt nảy mầm

Tiếng lá động trong vườn

Tiếng sớm mai mẹ gọi.

 

Tiếng cuộc đời sâu vợi

Con tàu biển buông neo

Ngôi sao mọc rừng chiều

Vó ngựa ran vách đá.

 

Bao nghĩ suy vất vả

Trong mắt người lo toan

Để từng âm có nghĩa

Bật lên từ môi em.

 

Nghe cánh vỗ chim non

Trước diệu kì tiếng hót

Giữa hồn nhiên lớp học

Ai nụ cười rưng rưng.

                                       (Tô Hà)

Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính (mất khả năng nghe hoặc nghe kém)?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ thứ nhất của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Chi tiết giúp em nhận ra đây là lớp học của trẻ khiếm thính là: Đôi tay cô cụp mở/ Báo tưng bừng thanh âm.

Vì ngôn ngữ của người khiếm thính là ngôn ngữ ký hiệu sử dụng bằng tay.

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 29 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Theo em, những khó khăn, thiệt thòi của các bạn học sinh trong bài thơ là gì?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Trong bài thơ, các bạn học sinh gặp phải khó khăn và thiệt thòi của việc khiếm thính. Họ phải đối mặt với việc không thể nghe được như bình thường, điều này làm cho việc tiếp thu kiến thức và giao tiếp trở nên khó khăn hơn so với các bạn không khiếm thính.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 29 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh nào của cuộc sống?

Phương pháp giải:

Em đọc khổ thơ thứ 3 và thứ 4 của bài thơ để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Cô giáo đã gợi lên trong tâm trí học trò những hình ảnh và âm thanh của cuộc sống:

- Hình ảnh:

+ Con tàu biển buông neo

+ Ngôi sao mọc rừng chiều

- Âm thanh:

+ Tiếng hạt nảy mầm

+ Tiếng lá động trong vườn

+ Tiếng sớm mai mẹ gọi

+ Tiếng cuộc đời sâu vợi

+ Vó ngựa ra vách đá.

=> Các hình ảnh và âm thanh này mang lại cho học trò một trải nghiệm đa chiều về thế giới xung quanh, giúp họ hiểu rõ hơn về cuộc sống và tự nhiên.

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 29 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Những chi tiết nào cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú? Vì sao giờ học của cô giáo cuốn hút được các bạn?

Phương pháp giải:

- Em đọc khổ thơ thứ 2 của bài thơ để tìm câu trả lời.

- Em dựa vào nội dung bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Những chi tiết cho thấy các bạn học sinh rất chăm chú:

+ Các bé vẫn lặng chăm/ Nhìn theo cô mấp máy

- Giờ học của cô giáo cuốn hút các bạn bởi cô giáo tạo ra một môi trường học tập sôi động và đầy sáng tạo. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ kí hiệu và các hình ảnh chân thực, cô giáo đã gợi trong trí tưởng tượng học sinh những âm thanh sinh động trong cuộc sống, tự nhiên. Từ đó, các bạn thấy tò mò, hứng thú với những điều cô giáo dạy.

Bài đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 29 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Em có suy nghĩ gì về cô giáo của lớp học đặc biệt này qua 2 khổ thơ cuối?

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ 2 khổ thơ cuối của bài thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Thông qua hai khổ thơ cuối, ta có thể nhận thấy cô giáo của lớp học đặc biệt này là một người giáo viên tận tâm và đầy nhiệt huyết. Cô giáo không chỉ giảng dạy kiến thức mà còn gợi lên trong tâm trí học trò những trải nghiệm đầy ý nghĩa về cuộc sống và tự nhiên. Sự chăm sóc và sự quan tâm của cô giáo đã tạo ra một môi trường học tập tích cực và động viên cho các bạn học sinh khiến cho họ cảm thấy được yêu thương và động viên trong quá trình học tập.

* Học thuộc lòng bài thơ.


Bình chọn:
4.6 trên 42 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí