Phần 2 - Đánh giá cuối học kì I: Tiết 6 - 7: Những điều thú vị về chim di cư trang 163 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
Theo bài đọc, chim di cư có tập tính gì?
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 163 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Những điều thú vị về chim di cư
Nhiều loài chim như diều hâu, bồ nông, bồ câu, nhạn biển, hải âu,... thường di chuyển nơi ở đều dặn theo mùa và theo những đường bay cụ thể. Vậy vì sao loài chim lại có tập tính này, thay vì sống cố định một chỗ? Làm sao chúng định hướng được đường bay?
Trước hết, chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông. Thời tiết khắc nghiệt khiến chim mất nhiều năng lượng để giữ ấm. Thứ hai, chim di cư còn là để đi theo chuỗi thức ăn của chúng. Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ - “thực đơn” yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông. Một lí do nữa, tiết trời ấm áp sẽ giúp chim dễ dàng sinh sản và nuôi con. Như vậy, năng lượng, thức ăn và sự sinh sản chính là chìa khoá để các nhà khoa học giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.
Loài chim không có la bàn hoặc thiết bị GPS, nhưng chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Chúng cũng có thể dựa vào những mốc lớn như bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc,... Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng “nhà” của mình.
(Hà Phan tổng hợp)
Từ ngữ
- Di cư: di chuyển đến một miền hay một nước khác để sinh sống.
- Tập tính: đặc tính hoặc thói quen hoạt động có tính chất tự nhiên hay bản năng.
- Thiết bị GPS: hệ thống định vị toàn cầu dùng để xác định vị trí.
Theo bài đọc, chim di cư có tập tính gì?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Theo bài đọc, chim di cư có tập tính di chuyển nơi ở đều đặn theo mùa và theo những đường bay cụ thể.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 163 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Kể tên một số loài chim di cư.
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn đầu tiên trong đoạn 1 của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Một số loài chim di cư: diều hâu, bồ nông, bồ câu, nhạn biển, hải âu,...
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 163 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Có mấy lí do khiến chim di cư? Đó là những lí do nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Có 3 lí do khiến chim di cư:
+ Trước hết, chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông. Thời tiết khắc nghiệt khiến chim mất nhiều năng lượng để giữ ấm.
+ Thứ hai, chim di cư còn là để đi theo chuỗi thức ăn của chúng. Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ - “thực đơn” yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông.
+ Thứ ba, tiết trời ấm áp sẽ giúp chim dễ dàng sinh sản và nuôi con.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 trang 163 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Vì sao chim di cư bay rất xa nhưng vẫn tìm được đường về nhà?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chim di cư bay rất xa nhưng vẫn tìm được đường về nhà vì chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm. Chúng cũng có thể dựa vào những mốc lớn như bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc,...
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 trang 164 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trong câu “Như vậy, năng lượng, thức ăn và sự sinh sản chính là chìa khoá để các nhà khoa học giải mã hành vi thú vị này ở loài chim.”, hành vi thú vị này là hành vi nào? Chọn đáp án đúng.
A. đi theo chuỗi thức ăn
B. sinh sản và nuôi con
C. di cư
D. tránh rét
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Hành vi này là hành vi: C. di cư
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 trang 164 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Lập sơ đồ cấu trúc bài đọc theo mô hình sau:
Phương pháp giải:
Em dựa vào nội dung bài đọc để lập sơ đồ cấu trúc bài đọc theo mô hình.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn 1:
+ Nhiều loài chim như diều hâu, bồ nông, bồ câu, nhạn biển, hải âu,... thường di chuyển nơi ở đều dặn theo mùa và theo những đường bay cụ thể.
+ Vậy vì sao loài chim lại có tập tính này, thay vì sống cố định một chỗ? Làm sao chúng định hướng được đường bay?
- Đoạn 2:
+ Trước hết, chim di cư để tránh sự lạnh giá của mùa đông. Thời tiết khắc nghiệt khiến chim mất nhiều năng lượng để giữ ấm.
+ Thứ hai, chim di cư còn là để đi theo chuỗi thức ăn của chúng. Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ - “thực đơn” yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông.
+ Một lí do nữa, tiết trời ấm áp sẽ giúp chim dễ dàng sinh sản và nuôi con.
- Đoạn 3:
+ Chúng có thể tự định hướng bằng cách quan sát vị trí của Mặt Trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm.
+ Chúng cũng có thể dựa vào những mốc lớn như bờ biển, dãy núi và thậm chí cả đường cao tốc,...
Câu 7
Trả lời câu hỏi 7 trang 164 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Những từ ngữ nào được dùng để đánh dấu việc trình bày các lí do chim di cư?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ được dùng để đánh dấu việc trình bày các lí do chim di cư là: Trước hết, Thứ hai, Một lí do nữa.
Câu 8
Trả lời câu hỏi 8 trang 164 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Dấu gạch ngang trong câu dưới đây được dùng để làm gì? Chọn đáp án đúng.
Các loại hoa trái, côn trùng, sâu bọ hoặc động vật cỡ nhỏ - “thực đơn” yêu thích của chim di cư – sẽ trở nên khan hiếm vào mùa đông.
A. Dùng để đánh dấu lời đối thoại.
B. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
C. Dùng để đánh dấu các ý liệt kê.
D. Dùng dễ nối các từ ngữ trong một liên danh.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Dấu gạch ngang trong câu được dùng để: B. Dùng để đánh dấu bộ phận chú thích.
Câu 9
Trả lời câu hỏi 9 trang 164 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Có thể dùng từ ngữ nào để thay thế cho từ nhà trong câu dưới đây?
Nhờ có những kĩ năng đặc biệt trong việc tìm đường như vậy, các loài chim dù di cư rất xa vẫn quay trở về đúng “nhà” của mình.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Có thể dùng từ ngữ để thay thế cho từ nhà: nơi ở, chỗ ở, lãnh thổ,….
Câu 10
Trả lời câu hỏi 10 trang 164 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Viết một câu về chim di cư, trong câu có sử dụng 1 kết từ.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và viết câu phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Chim di cư di chuyển đều đặn theo mùa, thường trên một đường bay theo chiều bắc nam giữa nơi sinh sản và nơi trú đông.
- Phần 2 - Đánh giá cuối học kì I: Tiết 6 - 7: Viết trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối học kì I: Tiết 6 - 7: Bố đứng nhìn biển cả trang 162 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 161 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 160 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 1 - 2 trang 158 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức