Bài 32: Bộ phim yêu thích trang 156 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
Yêu cầu: Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích.
Yêu cầu: Giới thiệu một bộ phim mà em yêu thích.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 156 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Chuẩn bị.
- Chọn bộ phim để giới thiệu: G: phim hoạt hình, phim tài liệu, phim khoa học,...
- Tìm thông tin để trình bày: G: đạo diễn, nhân vật, nội dung phim,...
- Sắp xếp thông tin: G: vẽ sơ đồ tư duy,...
- Tìm phương tiện để hỗ trợ trình bày: G: tranh ảnh minh họa,…
Phương pháp giải:
Em tiến hành chuẩn bị dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành chuẩn bị dựa vào gợi ý.
- Chọn bộ phim: Phim điện ảnh Giải phóng Sài Gòn
- Thông tin trình bày:
+ Phim gồm các nhân vật và diễn viên:
NSƯT Hà Văn Trọng vai Tổng bí thư Lê Duẩn
NSƯT Khương Đức Thuận vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp
NSND Hoàng Quân Tạo vai Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục Miền Nam
Dương Trọng Hiếu vai Lê Đức Thọ - Đặc phái viên Bộ chính trị
+ Nội dung phim: Phim tái hiện một số sự kiện lịch sử chính trong quá trình quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn. Bắt đầu từ trận tấn công giải phóng Buôn Ma Thuột, khiến Việt Nam Cộng hòa phải cầu viện quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời tìm cách cố giữ Huế và Đà Nẵng, đến trận đánh chiếm ngã ba Dầu Giây nhằm chiếm Xuân Lộc, mở cánh cửa phía Đông để tiến vào Sài Gòn, rồi những trận pháo làm tê liệt sân bay quân sự Biên Hòa và Tân Sơn Nhất, đến việc Hoa Kỳ buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức để lập nội các mới do Dương Văn Minh đứng đầu, đến sự kiện quân đội Hoa Kỳ sơ tán khỏi Sài Gòn bằng trực thăng.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 157 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trình bày.
Giới thiệu chung: Giới thiệu những thông tin chung về bộ phim:
- Tên phim
- Thể loại phim (hoạt hình, tài liệu,...)
- Nước sản xuất
Nội dung phim: Giới thiệu tóm tắt nội dung phim:
- Bối cảnh
- Nhân vật
- Diễn biến
- Kết thúc
Cảm xúc: Nêu cảm xúc và lí do yêu thích bộ phim:
- Cảm xúc khi xem phim
- Lí do yêu thích bộ phim
Phương pháp giải:
Em tiến hành trình bày dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
– Giới thiệu chung: Phim điện ảnh Giải phóng Sài Gòn, đây là phim điện ảnh do Việt Nam sản xuất. Bộ phim có độ dài 120 phút, được công chiếu vào 30 tháng 4 năm 2005.
– Nội dung phim:
+ Bối cảnh phim: Phim được Hãng phim Giải Phóng sản xuất nhằm kỷ niệm sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Phim sản xuất dựa trên tác phẩm Sài Gòn - Bản hùng ca của nhà văn Hoàng Hà nhưng có lược bớt một số đoạn. Phim được đầu tư 12,5 tỷ VND và sản xuất trong thời gian dài kỷ lục là 13 năm. Phim được công chiếu lần đầu nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện 30 tháng 4 (30/4/1975 - 30/4/2005) và được công chiếu hằng năm vào dịp này.
+ Phim gồm các nhân vật và diễn viên:
NSƯT Hà Văn Trọng vai Tổng bí thư Lê Duẩn
NSƯT Khương Đức Thuận vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp
NSND Hoàng Quân Tạo vai Phạm Hùng - Bí thư Trung ương Cục Miền Nam
Dương Trọng Hiếu vai Lê Đức Thọ - Đặc phái viên Bộ chính trị
+ Diễn biến trong phim: Phim tái hiện một số sự kiện lịch sử chính trong quá trình quân Giải phóng tiến vào thành phố Sài Gòn. Bắt đầu từ trận tấn công giải phóng Buôn Ma Thuột, khiến Việt Nam Cộng hòa phải cầu viện quân sự của Hoa Kỳ, đồng thời tìm cách cố giữ Huế và Đà Nẵng, đến trận đánh chiếm ngã ba Dầu Giây nhằm chiếm Xuân Lộc, mở cánh cửa phía Đông để tiến vào Sài Gòn, rồi những trận pháo làm tê liệt sân bay quân sự Biên Hòa và Tân Sơn Nhất, đến việc Hoa Kỳ buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức để lập nội các mới do Dương Văn Minh đứng đầu, đến sự kiện quân đội Hoa Kỳ sơ tán khỏi Sài Gòn bằng trực thăng.
+ Kết thúc phim: Bao trùm lên tất cả những sự kiện của phim là kế hoạch của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh: tiến vào Sài Gòn bằng 5 mũi, chiếm 5 vị trí trọng yếu nhất, phối hợp với lực lượng biệt động trong thành phố, tiến thẳng vào dinh lũy cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa, buộc Tổng thống Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện mà Sài Gòn vẫn còn nguyên vẹn.
– Cảm xúc:
+ Cảm xúc của em rất tự hào và yêu mến các nhân vật lịch sử đã lãnh đạo, tiến tới giải phóng Sài Gòn thành công.
+ Em yêu thích bộ phim vì được chứng kiến lịch sử tái hiện lại. Dễ hiểu lịch sử hơn là đọc các thông tin bằng chữ trong sách.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 157 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đánh giá.
- Nội dung giới thiệu
- Cách giới thiệu
- Phương tiện hỗ trợ
- Cử chỉ, điệu bộ khi nói
Phương pháp giải:
Em tiến hành đánh giá dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành đánh giá dựa vào gợi ý.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 157 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu. Trao đổi với người thân về ý nghĩa của vở kịch.
Phương pháp giải:
Em kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu và trao đổi với người thân về ý nghĩa của vở kịch.
Lời giải chi tiết:
- Em kể cho người thân nghe nội dung vở kịch Sự tích chú Tễu.
- Trao đổi về ý nghĩa vở kịch: Chú Tễu là một hình tượng mang lại nhiều tiếng cười. Bản thân chú Tễu cũng là người ngoan ngoãn, nhân hậu, biết suy nghĩ và làm điều tốt, việc thiện. Hiện thân con rối chú Tễu cho thấy con người Tễu sẽ còn mãi, luôn đem đến niềm vui cho mọi người.
- Bài 32: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 156 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 32: Sự tích chú Tễu trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 31: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ hoạt hình trang 152 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 31: Luyện tập về kết từ trang 151 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 31: Một ngôi chùa độc đáo trang 149 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức