Bài 2: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo( tiếp theo) trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 15 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.
Chào các bạn. Tôi là chuột xù. Tôi sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện phiêu lưu li kì của tôi và cậu bạn thân mèo nhép.
Hôm ấy là một ngày rất đẹp trời, chúng tôi đều muốn đi chơi. Tôi thì muốn chơi ở bên này sông, còn cậu bạn của tôi lại nằng nặc đòi di chơi ở bên kia sông. Tôi vẫn nhớ lời dặn của bác ngựa là bên kia sông nguy hiểm lắm. Thế mà chẳng hiểu sao mèo nhép lại cứ muốn đi chơi ở dó. Cậu ấy quả là thích phiêu lưu. Nhưng phiêu lưu mà mất an toàn thì thật đáng sợ. Tôi cố gắng thuyết phục mèo nhép. Cậu ấy chẳng những không nghe mà còn chê tôi nhát. Cuối cùng, tôi đành chịu thua và đi theo cậu ấy vì không nỡ để cậu ấy mạo hiểm một mình.
Trên lưng bác ngựa trở về, tôi vẫn giả vờ nằm thiêm thiếp. Mèo nhép chắc là biết lỗi, cứ sụt sịt, sụt sịt, nước mắt rơi ướt cả bộ lông của tôi. So với lúc cậu ấy khăng khăng đòi sang sông chơi thì bây giờ trông cậu ấy thật quá khác biệt. Tôi phải cô nén cười. Cứ dễ cậu ấy ăn hận một lúc nữa, như thế mới có bài học chứ.
a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật nào?
b. Nhân vật đó dùng những từ ngữ nào để gọi mình và các nhân vật khác?
c. Những từ ngữ in đậm thể hiện điều gì? Chọn đáp án đúng.
A. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mèo nhép.
B. Chuột xù không chắc chắn về suy nghĩ, cảm xúc của mình.
C. Chuột xù dự doán được sự việc xảy ra tiếp theo.
D. Chuột xù thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện.
d. Cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có gì khác với cách kể chuyện trong bài văn trang 11?
- Cách mở đầu câu chuyện
- Cách kể lại các sự việc trong câu chuyện
- Cách kết thúc câu chuyện
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Các đoạn văn trên kể lại câu chuyện theo lời của nhân vật chuột xù.
b. Nhân vật chuột xù dùng những từ ngữ để gọi mình và các nhân vật khác:
Từ để gọi mình (chuột xù): |
tôi, chúng tôi. |
Từ để gọi mèo nhép: |
cậu bạn thân, cậu ấy. |
Từ để gọi bác ngựa: |
bác. |
c. Những từ ngữ in đậm thể hiện: D. Chuột xù thể hiện sự khách quan khi kể câu chuyện.
d. So với cách kể chuyện trong bài văn trang 11, cách kể chuyện trong các đoạn văn trên có những điểm khác:
- Cách mở đầu câu chuyện: chào hỏi với người đọc và giới thiệu về bản thân như đang giao tiếp, nói chuyện với người đọc.
- Cách kể lại các sự vật trong câu chuyện: nhiều cảm xúc của bản thân chuột xù (người kể), cách kể các sự vật có đan xen suy nghĩ của chuột xù, các dự đoán và kết luận cá nhân của chuột xù.
- Cách kết thúc câu chuyện: châm biếm và mang tính cảm xúc, nhấn mạnh bài học dành cho mèo nhép.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 15 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.
- Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật nào? Nhân vật kể chuyện xưng là gì?
- Các sự việc trong câu chuyện được kể như thế nào theo cảm nhận của nhân vật?
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi với bạn những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Những điểm cần lưu ý khi đóng vai một nhân vật để kể lại câu chuyện:
- Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật nào? Nhân vật kể chuyện xưng là gì?
- Các sự việc trong câu chuyện được kể như thế nào theo cảm nhận của nhân vật?
- Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với nhân vật, điều chỉnh giọng điệu, tình cảm tuỳ thuộc bối cách tình huống trong truyện có.
- Bổ sung các yếu tố cảm xúc, tính từ trạng thái trước những tình huống truyện phù hợp.
- Có sự diễn đạt thoải mái, tự nhiên với các câu văn khi miêu tả, kể chuyện, không gò bó vào câu chuyện ban đầu.
Ghi nhớ
Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện cũng là một cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo.
Bài văn có 3 phần:
- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu và dẫn dắt vào câu chuyện.
- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật mà em đóng vai.
- Kết bài: Kể kết thúc của câu chuyện theo cảm nhận của nhân vật.
- Bài 2: Đọc mở rộng trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 2: Cánh đồng hoa trang 13 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 1: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 1: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 1: Thanh âm của gió trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức