Bài 30: Nghệ thuật múa Ba lê trang 145 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
Quan sát tranh và nêu suy nghĩ của em về các diễn viên trong tranh.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 145 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Quan sát tranh và nêu suy nghĩ của em về các diễn viên trong tranh.
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và nêu suy nghĩ của mình về các diễn viên.
Gợi ý:
- Tranh vẽ gì?
- Hình ảnh các diễn viên trong tranh ra sao?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc như thế nào?
Lời giải chi tiết:
Tranh vẽ các diễn viên múa ba lê đang biểu diễn. Các diễn viên múa tập trung, uyển chuyển, màn múa được thể hiện trong khung cảnh gần một khu rừng, bên bờ suối và ánh trăng là sân khấu. Em thấy rất ngưỡng mộ các diễn viên vì sau những phần trình diễn này là cả những ngày tháng luyện tập gian khổ, kiên trì. Nhờ điều đó nghệ thuật họ đã tạo ra rung động lòng người.
Nội dung bài đọc
Bài đọc đã giới thiệu về môn nghệ thuật múa ba lê - một bộ môn độc đáo, tinh tế, phổ biến và đòi hỏi người biểu diễn phải kiên trì, khổ luyện trong thời gian dài. |
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
NGHỆ THUẬT MÙA BA LÊ
Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo.
Những vở ba lê nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng, Lọ Lem,... Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống.
Trong các vở ba lê, người diễn viên dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói. Như trong vở Hồ thiên nga, các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt. Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài.
Hiện nay, ba lê là môn nghệ thuật được nhiều người yêu thích và được dạy ở các trường múa trên khắp thế giới.
(Tuệ Nhi tổng hợp)
Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Nghệ thuật múa ba lê được giới thiệu: Ba lê là môn nghệ thuật múa có nguồn gốc từ châu Âu. Nghệ thuật múa ba lê được biết đến rộng rãi thông qua những vở ba lê – một thể loại vũ kịch có sự kết hợp giữa kịch, âm nhạc và vũ đạo.
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm thông tin nói về nội dung của các vở ba lê.
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn thứ hai trong đoạn hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Thông tin nói về nội dung của các vở ba lê là: Mỗi vở kịch là một câu chuyện ca ngợi tình yêu, sự thánh thiện và ước mơ vươn tới những điều tốt đẹp của con người trong cuộc sống.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách nào? Điều đó được thể hiện ra sao trong vở Hồ thiên nga?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ ba trong bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Trong các vở ba lê, người diễn viên thể hiện nội dung vở kịch bằng cách: dùng động tác múa để thể hiện nội dung thay cho lời nói.
- Như trong vở Hồ thiên nga, các diễn viên thực hiện những cú xoay người đẹp mắt và chuẩn xác, những bước đi nhẹ như cánh hoa hé mở khiến khán giả có cảm giác được ngắm nhìn một đàn thiên nga đang lướt trên mặt hồ. Khi diễn viên chính đứng một chân xoay liên tục tới 32 vòng trên đầu mũi chân, khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện sức mạnh một cách mãnh liệt.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Theo em, vì sao diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ ba trong bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Diễn viên múa ba lê phải rất dày công khổ luyện vì họ phải luyện tập nhập tâm và có cảm xúc đến mức khán giả cũng cảm nhận được nhân vật đang mong muốn thể hiện điều gì.
Bài đọc 5
Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Sắp xếp các thông tin dưới đây theo trật tự trong bài đọc.
- Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê
- Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê
- Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay
- Nội dung các vở ba lê
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để sắp xếp thông tin theo thứ tự phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Thông tin chung về nghệ thuật múa ba lê
- Nội dung các vở ba lê
- Cách thể hiện nội dung trong các vở ba lê
- Sự phổ biến của múa ba lê hiện nay
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm các kết từ trong câu dưới đây và cho biết tác dụng của chúng trong câu.
Để thực hiện được những kĩ thuật rất khó này, người diễn viên phải dày công khổ luyện trong một thời gian dài.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Các kết từ: để, trong
- Tác dụng: nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ hoặc các câu với nhau.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 146 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm kết từ thay cho bông hoa để hoàn thiện câu.
a. * không dùng lời nói * các nghệ sĩ ba lê vẫn thể hiện được nội dung vở kịch thông qua những vũ đạo đẹp mắt * điêu luyện.
b. * múa ba lê là một môn nghệ thuật tinh tế, độc đáo * ngày càng được nhiều người yêu thích.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu để điền kết từ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
a. Mặc dù không dùng lời nói nhưng các nghệ sĩ ba lê vẫn thể hiện được nội dung vở kịch thông qua những vũ đạo đẹp mắt và điêu luyện.
b. Vì múa ba lê là một môn nghệ thuật tinh tế, độc đáo nên ngày càng được nhiều người yêu thích.
- Bài 30: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 147 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 30: Đọc mở rộng trang 148 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 29: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một bộ phim hoạt hình trang 143 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 29: Phim hoạt hình Chú ốc sân bay trang 140 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 29: Kết từ trang 141 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức