Bài 16: Sản vật địa phương trang 75 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức>
Yêu cầu: Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Yêu cầu: Giới thiệu về sản vật độc đáo của một địa phương.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 75 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Chuẩn bị.
- Chọn sản vật để giới thiệu.
+ Món ăn của một địa phương (phở Hà Nội, bún bò Huế, mì Quảng, cơm tấm Sài Gòn, lẩu mắm U Minh,...).
+ Nhạc cụ, trang phục truyền thống ở các vùng miền.
+ Sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
- Tìm thông tin để giới thiệu về sản vật (có thể tìm đọc sách báo in, tài liệu trên mạng in-tơ-nét, phim ảnh,...).
G:
+ Sản vật có tên gọi là gì?
+ Sản vật đó có ở địa phương nào?
+ Sản vật có đặc điểm gì độc đảo?
+ Săn vật đó được sử dụng như thế nào?
- Sưu tầm tranh ảnh, video,... dùng để minh hoạ khi giới thiệu.
Phương pháp giải:
Em tiến hành chuẩn bị dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
- Chọn sản vật để giới thiệu: Cốm Hà Nội
- Tìm thông tin để giới thiệu về sản vật:
+ Cốm là món ngon Hà Nội được làm từ lúa nếp non thơm lừng. Lúa nếp cái hoa vàng là loại được chọn lựa để cốm có vị ngon đúng điệu nhất. Ngoài ra, có thể chọn nhiều loại lúa nếp khác như lúa nếp thơm, lúa lương phượng, lúa nếp hoa…
+ Từng hạt cốm dẻo có vị sữa non thanh mát, thơm phức và cần trải qua nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ mới tạo ra được mẻ cốm chuẩn vị. Lúa nếp sau khi rang sẽ mang đi giã, sàng sảy sạch hết vỏ trấu và mang đi hồ cốm (bằng nước lá cốm).
+ Cốm tươi Hà Nội có màu xanh mạ pha ánh vàng đặc trưng, đó là màu của lá lúa non nhuộm cho những hạt cốm. Cốm được bao bọc bởi lá sen ở ngoài, tạo nên hương thơm thoang thoảng, hòa quyện giữa hương thơm nức của hạt gạo cùng hương lá sen thơm thoang thoảng.
- Sưu tầm tranh ảnh, video,... dùng để minh hoạ khi giới thiệu:
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 76 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trình bày.
G:
- Đóng vai một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về sản vật và địa phương có sản vật do theo nội dung đã chuẩn bị.
- Khi nói, em cần kết hợp thể hiện tình cảm, cảm xúc qua giọng nói, cử chỉ, diệu bộ,.. sử dụng tranh ảnh, video,... để bài giới thiệu thêm sinh động.
- Khi bạn trình bày, em cần lắng nghe để ghi lại những thông tin thú vị; chuẩn bị câu hỏi và ý kiến để tham gia trao đổi, góp ý.
Phương pháp giải:
Em tiến hành trình bày dựa vào lưu ý và bài tập 1.
Lời giải chi tiết:
Cốm là món ngon Hà Nội được làm từ lúa nếp non thơm lừng. Lúa nếp cái hoa vàng là loại được chọn lựa để cốm có vị ngon đúng điệu nhất. Ngoài ra, có thể chọn nhiều loại lúa nếp khác như lúa nếp thơm, lúa lương phượng, lúa nếp hoa…
Từng hạt cốm dẻo có vị sữa non thanh mát, thơm phức và cần trải qua nhiều công đoạn chế biến tỉ mỉ mới tạo ra được mẻ cốm chuẩn vị. Lúa nếp sau khi rang sẽ mang đi giã, sàng sảy sạch hết vỏ trấu và mang đi hồ cốm (bằng nước lá cốm).
Cốm tươi Hà Nội có màu xanh mạ pha ánh vàng đặc trưng, đó là màu của lá lúa non nhuộm cho những hạt cốm. Cốm được bao bọc bởi lá sen ở ngoài, tạo nên hương thơm thoang thoảng, hòa quyện giữa hương thơm nức của hạt gạo cùng hương lá sen thơm thoang thoảng.
Cốm được ướp hương với lúa nếp, lá dứa, lá sen già và cả hương đồng gió nội vào từng hạt lúa. Tặng cốm Hà Nội cùng giống như ta đang cùng nhau chia sẻ vẻ đẹp dịu dàng của mùa thu Hà Nội.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 76 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi, góp ý.
- Nội dung giới thiệu có đầy đủ, cụ thể, thú vị... không?
- Cách giới thiệu có rõ ràng và hấp dẫn, có sử dụng tranh ảnh, video,... hiệu quả không?
- *
Phương pháp giải:
Em tiến hành trao đổi, góp ý theo yêu cầu.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành trao đổi, góp ý theo yêu cầu.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 76 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam
Phương pháp giải:
Em sưu tầm tranh ảnh, bài viết về đồ dùng hoặc đồ thủ công mĩ nghệ của một dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam qua sách báo, internet,...
Lời giải chi tiết:
Sản phẩm mây tre đan của dân tộc Tày
Hương làm từ rễ cây rừng thơm lâu, an toàn cho sức khoẻ người H’Mông
- Bài 16: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 2) trang 75 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 16: Về thăm đất mũi trang 73 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 15: Đánh giá, chỉnh sửa chương trình hoạt động trang 72 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 15: Luyện tập về liên kết câu trong đoạn văn trang 71 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 15: Xuồng ba lá quê tôi trang 70 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức