Bài 14: Đọc mở rộng trang 69 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức>
Đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo ở một địa phương. Thăng Long Hà Nội đô thành Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ. Cố đô rồi lại tân đô Ngàn năm văn vật bây giờ là đây. (Ca dao) Ai qua Bình Định đang trưa, Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan Ai về ăn ổi Đình Quang, Ăn ớt Vĩnh Thạnh, ăn măng Truông Đài. (Ca dao) Mồng Bảy hội Khám, mồng Tám hội Dâu Mồng Chín đâu đâu trở về hội Gióng. (Ca dao)
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo ở một địa phương.
Thăng Long Hà Nội đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ.
Cố đô rồi lại tân đô
Ngàn năm văn vật bây giờ là đây.
(Ca dao)
Ai qua Bình Định đang trưa,
Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan
Ai về ăn ổi Đình Quang,
Ăn ớt Vĩnh Thạnh, ăn măng Truông Đài.
(Ca dao)
Mồng Bảy hội Khám, mồng Tám hội Dâu
Mồng Chín đâu đâu trở về hội Gióng.
(Ca dao)
Phương pháp giải:
Em đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo ở một địa phương.
Lời giải chi tiết:
Em đọc 2 – 3 bài ca dao về di tích, lễ hội hoặc sản vật độc đáo ở một địa phương.
Ví dụ:
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng 10
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Viết phiếu đọc sách theo mẫu.
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
|
Ngày đọc: |
Sự vật, hoạt động được nói đến: |
Những nét độc đáo của di tích, lễ hội hoặc sản vật: |
|
Suy nghĩ, cảm xúc về ý nghĩa của các bài ca dao: |
|
Mức độ yêu thích: |
Phương pháp giải:
Em viết phiếu đọc sách theo mẫu.
Lời giải chi tiết:
PHIẾU ĐỌC SÁCH |
|
Ngày đọc: 3/2/2025 |
Sự vật, hoạt động được nói đến: Ngày giỗ tổ |
Những nét độc đáo của di tích, lễ hội hoặc sản vật: - Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức với nghi lễ trang trọng, cả phần lễ và phần hội đều mang đậm chất dân gian truyền thống và được tiến hành trên tinh thần tự giác, tự quản của cộng đồng, có sự tạo điều kiện của Nhà nước. - Cùng với nghi lễ thờ cúng, hàng loạt các hoạt động văn hóa dân gian như: Rước kiệu truyền thống, tổ chức Hát Xoan, đánh trống đồng, thi giã bánh dày, gói bánh chưng… được phục dựng nguyên bản. |
|
Suy nghĩ, cảm xúc về ý nghĩa của các bài ca dao: Câu ca dao đã nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn, như lời nhắc nhở mỗi người dân Việt dù trong nước hay nước ngoài, dù miền ngược hay miền xuôi cũng đều luôn luôn ghi nhớ về ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhớ lại lịch sử dựng nước và giữ nước đầy hào hùng của dân tộc ta, từ đó bày tỏ lòng biết ơn với tiên nguồn cội. |
|
Mức độ yêu thích: 5 sao |
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi với bạn về nội dung của một bài ca dao mà em đã đọc.
Phương pháp giải:
Em trao đổi với bạn về nội dung của một bài ca dao mà em đã đọc.
Lời giải chi tiết:
Ví dụ:
Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng 10
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Câu ca dao đã nêu cao truyền thống uống nước nhớ nguồn, như lời nhắc nhở mỗi người dân Việt dù trong nước hay nước ngoài, dù miền ngược hay miền xuôi cũng đều luôn luôn ghi nhớ về ngày giỗ tổ Hùng Vương, nhớ lại lịch sử dựng nước và giữ nước đầy hào hùng của dân tộc ta, từ đó bày tỏ lòng biết ơn với tiên nguồn cội.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi vận dụng trang 69 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm hiểu thêm các thông tin về Đồng Tháp Mười hoặc về quê hương em (đặc điểm địa lí, cảnh sắc, di tích, lễ hội, sản vật,...).
Phương pháp giải:
Em tìm hiểu thêm các thông tin về Đồng Tháp Mười hoặc về quê hương em (đặc điểm địa lí, cảnh sắc, di tích, lễ hội, sản vật,...).
Lời giải chi tiết:
Ví dụ: Tìm hiểu về quê hương em tại Hà Nội: Hà Nội là một vùng nằm ở ven sông Hồng, phía Đông Bắc của miền Bắc nước ta. Đây là nơi có đặc điểm địa lí tốt, tương đối bằng phẳng, gần với sông Hồng thuận lợi canh tác và phát triển. Nơi đây có văn hoá giao lưu từ các khu vực, các nước nhộn nhịp. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, còn lưu giữ các kiến trúc nổi tiếng hàng ngàn năm tuổi, di tích và dấu ấn của thời xưa gắn với nhiều truyền thuyết: Hồ Hoàn Kiếm, Lăng Bác, Khu phố cổ Hà Nội,…
- Bài 14: Viết chương trình hoạt động (Bài viết số 1) trang 68 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 14: Đường quê Đồng Tháp Mười trang 66 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 13: Tìm hiểu cách viết chương trình hoạt động trang 64 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 13: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế trang 62 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 13: Đàn t'rưng - Tiếng ca đại ngàn trang 61 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức