Bài 3: Hạt gạo làng ta trang 17 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức>
Trao đổi với bạn những điều em biết về công việc của người nông dân.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Trả lời câu hỏi khởi động trang 17 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trao đổi với bạn những điều em biết về công việc của người nông dân.
Phương pháp giải:
Em dựa vào hiểu biết của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Công việc của những người nông dân rất vất vả. Họ phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” quanh năm suốt tháng. Những công việc họ làm là:
- Cày bừa, xới đất cho vụ mùa
- Gieo mầm và chăm sóc các loại cây lương thực,….
- Bắt sâu, bón phân cho cây
- Thu hoạch và bảo quản nông sản,…
- ….
Bài đọc 1
Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Hạt gạo làng ta
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy...
Hạt gạo làng ta
Những năm bom Mỹ
Trút trên mái nhà
Những năm cây súng
Theo người đi xa
Những năm băng đạn
Vàng như lúa đồng
Bát cơm mùa gặt
Thơm hào giao thông...
Hạt gạo làng ta
Có công các bạn
Sớm nào chống hạn
Vục mẻ miệng gàu
Trưa nào bắt sâu
Lúa cao rát mặt
Chiều nào gánh phân
Quang trình quết đất
Hạt gạo làng ta
Gửi ra tiền tuyến
Gửi về phương xa
Em vui em hát
Hạt vàng làng ta.
(Trần Đăng Khoa)
Ở khổ thơ thứ nhất, chi tiết nào cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh tuý của thiên nhiên?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ khổ thơ thứ nhất của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết cho thấy hạt gạo được kết tinh từ những tinh túy của thiên nhiên:
- Hạt gạo có vị phù sa
- Hạt gạo có hương sen thơm
- Hạt gạo có lời mẹ hát
Bài đọc 2
Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Bài thơ cho thấy nét đẹp gì của người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo? Nét đẹp ấy được thể hiện qua những hình ảnh nào?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ hai và thứ ba của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ cho thấy người nông dân trong quá trình làm ra hạt gạo có nét đẹp: vất vả làm lụng giữa thời tiết khắc nghiệt, từ tháng này qua tháng khác, những giọt mồ hôi rơi, trời nắng, trời nóng và giữa thời chiến tranh bom đạn.
- Nét đẹp ấy được thể hiện qua những hình ảnh: Có bão tháng Bảy, có mưa tháng Ba, giọt mồ hôi sa, những trưa tháng Sáu, nước như ai nấu, chết cả cá cờ, cua ngoi lên bờ, ,mẹ em xuống cấy; những năm bom Mỹ, trút trên mái nhà.
Bài đọc 3
Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông” gợi cho em suy nghĩ gì? Em chọn ý nào dưới đây? Vì sao?
A. Trong kháng chiến, người nông dân là hậu phương vững chắc.
B. Người nông dân luôn kề vai sát cánh cùng các chiến sĩ bộ đội.
C. Mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương và tiến tuyến.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ hai dòng thơ, suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Hai dòng thơ “Bát cơm mùa gặt/ Thơm hào giao thông” gợi cho em suy nghĩ: C. Mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương và tiến tuyến.
Vì người nông dân và người chiến sĩ luôn luôn yêu thương, tôn trọng và thấu lòng nhau. Mỗi nơi đều yêu mến và trân trọng lẫn nhau mà không chỉ là một chiều người nông dân cố gắng, nỗ lực; ai ai và nơi đâu cũng luôn nỗ lực. Cho nên đây là mối quan hệ gắn bó giữa hậu phương và tiền tuyến.
Bài đọc 4
Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Các bạn nhỏ đã đóng góp những gì để làm ra hạt gạo?
Phương pháp giải:
Em đọc khổ thơ thứ 4 của bài thơ để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Các bạn nhỏ đã đóng góp:
- Tưới nước cho ruộng lúa vào những ngày hạn.
- Bắt sâu cho lúa.
- Bón phân cho lúa.
Bài đọc 5
Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 18 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Trong bài thơ, vì sao hạt gạo được gọi là “hạt vàng" (ý nói quý như vàng)? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Vì hạt gạo nuôi sống con người từ bao đời nay.
B. Vì hạt gạo kết tinh từ những tinh tuý của đất trời.
C. Vì hạt gạo chứa dựng bao mồ hôi, công sức của người nông dân.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn đáp án phù hợp.
Lời giải chi tiết:
Trong bài thơ, hạt gạo được gọi là “hạt vàng" (ý nói quý như vàng) vì: C. Vì hạt gạo chứa dựng bao mồ hôi, công sức của người nông dân.
* Học thuộc lòng bài thơ.
- Bài 3: Cách nối các vế câu ghép trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 3: Quan sát để viết bài văn tả người trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 4: Hộp quà màu thiên thanh trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 4: Lập dàn ý cho bài văn tả người trang 24 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Bài 4: Nét đẹp học đường trang 25 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức