Bài 15: Viết bài văn tả phong cảnh trang 75 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức>
Chọn 1 trong 2 đề dưới dây: Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống. Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.
Chọn 1 trong 2 đề dưới dây:
Đề 1: Tả một cảnh ao hồ, sông suối ở quê hương em hoặc ở nơi gia đình em sinh sống.
Đề 2: Tả một cảnh biển đảo em đã được thấy tận mắt hoặc xem trên phim ảnh.
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 75 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14, viết bài văn theo yêu cầu của đề bài.
Lưu ý:
- Trình bày rõ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Tả kĩ hơn những sự vật, hiện tượng đặc sắc, làm nên vẻ đẹp riêng cho phong cảnh được miêu tả.
- Lựa chọn từ ngữ có sức gợi tả để làm nổi bật đặc điểm của sự vật, hiện tượng; kết hợp sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá,.... để lời văn sinh động, có sức cuốn hút đối với người đọc.
M:
Con sông Nậm Khan làm duyên nũng nịu, uốn mình một quãng rồi mới chịu hoà vào sông Mê Kông.
(Theo Tô Hoài)
Màn sương biến mất. Khuôn mặt dòng sông lộ ra ửng hồng, tươi rồi như khuôn mặt của em bé vừa ra khỏi chiếc chăn ấm.
(Kim Viên)
Phương pháp giải:
Em tiến hành viết bài văn theo yêu cầu của đề bài dựa vào dàn ý đã lập trong hoạt động Viết ở Bài 14 và gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Nghỉ hè, cả gia đình em cùng đi biển. Trên đường đi, em háo hức và mong chờ lắm. Sau gần một tiếng đi qua những dãy nhà cao tầng liền kề san sát, trước mắt em hiện ra cả một khoảng không rộng lớn. Thế là em đã được đặt chân đến bãi biển xinh đẹp.
Bãi biển này thực sự vô cùng rộng lớn. Dù nheo mắt đến đâu cũng chẳng thể nhìn thấy được bờ bên kia. Phía trên cao, bầu trời trong xanh, điểm xuyết những đám mây trắng lớn bồng bềnh như những chiếc kẹo bông gòn ai thả lên đây. Phía dưới là nước biển xanh biêng biếc mà mát rượi. Mặt biển ồ ạt những con sóng tinh nghịch, rượt đuổi nhau dồn dập vào bờ mãi vẫn không thấy chán. Chúng kéo nhau vào bờ, va vào bãi cát, vỡ tan ra thành những mảng bọt trắng xóa. Bờ cát ở đây mịn lắm, dẫm lên chân cứ cảm giác bị hút xuống phía dưới. Đọc sách, người ta thường bảo ở biển có cát trắng, nhưng ở đây em thấy cát có màu vàng nhạt, và dường như chúng đang long lanh, phát sáng lên ở dưới ánh mặt trời. Dọc bờ biển, phía xa, có những rặng dừa xanh biếc, rì rào trong gió. Có cây còn đang ra trái, mang những trái dừa tròn đầy như đang ẵm một đàn con. Mỗi khi gió thổi qua, các tàu dừa lại phất phơ, như muôn cánh tay đang nhảy múa theo vũ điệu ngàn đời nay vẫn nhảy. Phía xa xa, lác đác vài cánh chim đang bay lượn tự do, đôi khi lại kêu lên vài tiếng lảnh lót.
Cuối ngày, mãi khi đã lên xe để trở về nhà, lòng em vẫn bịn rịn mãi. Mong sao, thật nhanh đến ngày lại được đi biển cùng gia đình.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 75 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc soát và chỉnh sửa.
- Bố cục bài văn
- Trình tự miêu tả
- *
Phương pháp giải:
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa dựa vào gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa dựa vào gợi ý.
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi 1 vận dụng trang 75 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.
Phương pháp giải:
Em đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.
Lời giải chi tiết:
Em đọc bài văn của em cho người thân nghe và tiếp thu góp ý.
Vận dụng 2
Trả lời câu hỏi 2 vận dụng trang 75 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Tìm đọc đoạn văn, bài văn tả cảnh miền núi, trung du, đồng bằng,... và chép lại những câu văn hay.
Ví dụ:
Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng. Mấy con kì nhông nằm phơi lưng trên gốc cây mục, sắc da luôn luôn biến đổi từ xanh hoá vàng, từ vàng hóa đỏ, từ đỏ hoá tím xanh...
(Đoàn Giỏi)
Phương pháp giải:
Em tìm đọc đoạn văn, bài văn tả cảnh miền núi, trung du, đồng bằng,... qua sách báo, internet,… và chép lại những câu văn hay.
Lời giải chi tiết:
– Đoạn văn tả cảnh rừng núi: Cây gỗ ở đây đều là các cây lá rộng, tán lá lớn, chúng phân thành từng tầng khác nhau vì mỗi loài cây thích nghi với lượng ánh sáng khác nhau. Có những cây hướng sáng, chúng vươn lên thật cao, bỏ lại chút tia nắng yếu ớt lọt xuống phía dưới cho những loài ưa bóng râm hơn. Cứ như thế chúng cùng tồn tại.
– Đoạn văn tả cảnh đồng bằng: Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng vàng ươm hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ, dễ chịu lạ thường.
- Bài 16: Xin chào, XA-HA-RA trang 76 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 16: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh trang 78 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 16: Cảnh đẹp thiên nhiên trang 79 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 15: Luyện tập về từ đa nghĩa trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
- Bài 15: Bài ca về mặt trời trang 72 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Viết trang 157 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Phong cảnh đền Hùng trang 155 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 2 - Đánh giá cuối năm học: Tiết 6 - 7: Qua Thậm Thình trang 154 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 5 trang 153 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức
- Phần 1 - Ôn tập: Tiết 3 - 4 trang 150 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức