Bài 17: Nghìn năm văn hiến trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức


Chia sẻ những điều em biết về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Khởi động

Trả lời câu hỏi khởi động trang 88 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Chia sẻ những điều em biết về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội.

Phương pháp giải:

Em dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Những điều em biết về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám ở Thủ đô Hà Nội:

- Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi thờ Khổng Tử và các bậc tiên hiền của Nho học, đồng thời cũng là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước trong suốt nhiều thế kỷ. Văn Miếu được xây dựng vào năm 1070, dưới thời vua Lý Thánh Tông. Đây là ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu, dành riêng cho con vua, chúa và các bậc đại quyền quý trong triều.

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo trong suốt chiều dài lịch sử. Năm 1945, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Bài đọc 1

Trả lời câu hỏi 1 bài đọc trang 89 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

NGHÌN NĂM VĂN HIẾN

Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho xây Văn Miếu Thăng Long để thờ Khổng Tử. Kể từ đó, hệ thống Văn Miếu đã được xây dựng ở khắp nơi. Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.

Đến thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám, nơi được coi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam, khách nước ngoài không khỏi ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3 000 tiến sĩ, cụ thể như sau:

Ngày nay, khách vào thăm Văn Miếu – Quốc Tử Giám còn thấy bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già cổ kính, 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1442 đến khoa thi năm 1779 như chứng tích về một nền văn hiến lâu đời.

(Theo Nguyễn Hoàng)

Từ ngữ

- Văn hiến: truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp.

- Văn Miếu: nơi thờ Khổng Tử và những người có công mở mang giáo dục thời xưa.

- Quốc Tử Giám: trường Nho học cao cấp thời xưa, đặt ở khu vực Văn Miếu.

- Tiến sĩ: ở đây chỉ người đỗ trong kì thi quốc gia về Nho học ngày xưa (thi Hội).

- Chứng tích: vết tích hoặc hiện vật còn lưu lại làm chứng cho một sự việc đã qua.

 

 

Vị vua nào đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long? Công trình đó được xây dựng vào năm nào?

Phương pháp giải:

Em đọc câu văn đầu tiên trong đoạn văn thứ 1 của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

- Vua Lý Thánh Tông đã cho xây dựng Văn Miếu Thăng Long.

- Công trình đó được xây dựng vào năm 1070.

Bài đọc 2

Trả lời câu hỏi 2 bài đọc trang 89 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám để làm gì?

Phương pháp giải:

Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Ở Văn Miếu Thăng Long, vua còn cho xây Quốc Tử Giám để làm nơi dạy học cho các hoàng tử và con em quý tộc. Về sau, học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở đây.

Bài đọc 3

Trả lời câu hỏi 3 bài đọc trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Bảng thống kê cho biết những thông tin gì về các khoa thi từ năm 1075 đến năm 1919? Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất và có nhiều tiến sĩ nhất?

Phương pháp giải:

Em đọc bảng thống kê để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Bảng thống kê cho biết: triều đại, số khoa thi, số tiến sĩ và số trạng nguyên.

- Triều đại nhà Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất và có nhiều tiến sĩ nhất.

Bài đọc 4

Trả lời câu hỏi 4 bài đọc trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Tìm những chi tiết trong bài cho biết ông cha ta luôn coi trọng việc đào tạo nhân tài.

Phương pháp giải:

Em đọc kĩ bài đọc để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết:

Những chi tiết trong bài cho biết ông cha ta luôn coi trọng việc đào tạo nhân tài:

- Về sau, cho phép học trò giỏi là con em dân thường cũng được học ở Quốc Tử Giám.

- Bên giếng Thiên Quang, dưới những hàng muỗm già, có 82 tấm bia khắc tên tuổi 1 306 vị tiến sĩ từ khoa thi năm 1441 đến khoa thi năm 1779.

Bài đọc 5

Trả lời câu hỏi 5 bài đọc trang 90 SGK Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức

Bài đọc giúp em hiểu điều gì về truyền thống khoa cử của Việt Nam?

Phương pháp giải:

Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Bài đọc giúp em hiểu về truyền thống khoa cử của Việt Nam được hình thành từ lâu đời, qua nhiều triều đại và được tiếp nối cho tới ngày nay. Các triều đại đều coi trọng hiền tài, đều chú trọng vào giáo dục, lấy giáo dục làm tiên phong cho sự phát triển của triều đại mình. Truyền thống khoa cử của Việt Nam đều ghi danh tên tuổi, công lao của việc học và cống hiến cho đất nước.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí