Nêu cảm nhận của em về bài thơ "Qua Đèo Ngang”>
Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam
Bài mẫu 1
Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Các tác phẩm của bà ghi dấu trong lòng độc giả một nét trữ tình không thể lẫn vào đâu được, đặc biệt là bài thơ "Qua đèo ngang". Ở bài thơ, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật - một cảnh vật đã buồn lại trống vắng với "cỏ cây chen đá, lá chen hoa" và "tiều vài chú". Trong bài thơ đã được sử dụng rất nhiều từ ghép như: từ đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cảm giác tha thiết, day dứt hay từ "nhớ nước, thương nhà" là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia cho ta cảm nhận được niềm yêu nước thương dân day dứt khiến người đọc khó quên. Kết bài, ta cảm nhận được nhà thơ có tâm sự, u hoài về quá khứ. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà, "ta với ta", lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?
Bài mẫu 2
Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa. Bài thơ "Qua đèo Ngang" của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần, luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ trong bài thơ. Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ, chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm, rậm rạp. Sự sống của con người có xuất hiện nhưng quá thưa thớt, ít ỏi "tiều vài chú", "chợ mấy nhà" làm cho cảnh vật hoang sơ, vắng lặng hơn. Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc, chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm. Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả.
(Nguồn: Sưu tầm)
- Nêu cảm nhận của em về cảnh vật và tâm trạng nhà thơ trong bài thơ "Qua Đèo Ngang”
- Tổng hợp các cách mở bài, kết bài tác phẩm Qua Đèo Ngang
- Vẻ đẹp của lòng yêu nước trong văn bản Lòng yêu nước của nhân dân ta
- Trong bài: “Lòng yêu nước của nhân dân ta ” Hồ Chủ tịch có viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. ” Dựa vào văn thơ đã học và thực tế lịch sử của dân tộc, em chứng minh nhận định trên
- Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong đó có sử dụng 1 câu đặc biệt và thành phần trạng ngữ hay nhất
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục