Bài 32.13 trang 71 SBT Hóa học 10>
Giải bài 32.13 trang 71 sách bài tập Hóa học 10. a) Tại sao dung dịch (H2S) trong nước để lâu ngày trở nên vẩn đục ?
Đề bài
a) Tại sao dung dịch \(H_2S\) trong nước để lâu ngày trở nên vẩn đục?
b)Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều nguồn phóng thải ra khí \(H_2S\) (núi lửa, xác động vật bị phân huỷ) nhưng lại không có sự tích tụ khí đó trong không khí?
c) Hãy giải thích vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen?
d) Tại sao người ta có thể nhận biết khí \(H_2S\) bằng tờ giấy tẩm dung dịch \(Pb(NO_3)_2\)?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Xem lại lý thuyết về hidro sunfua-lưu huỳnh đioxit-lưu huỳnh trioxit. Tại đây
Lời giải chi tiết
a) Dung dịch \(H_2S\) để lâu ngày bị vẩn đục do bị \(O_2\) trong không khí oxi hoá giải phóng ra không tan trong nước \(2H_2S + O_2 →2S↓ + 2H_2O\)
b) Do khí \(H_2S\) có tính khử mạnh nên nó tác dụng luôn với các chất oxi hoá như \(O_2\) của không khí hoặc \(SO_2\) có trong khí thải của các nhà máy.
c) Do bạc tác dụng với \(O_2\) và khí \(H_2S\) có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu xám đen.
\(4Ag + O_2+ 2H_2S → 2Ag_2S +2H_2O\)
màu xám đen
d) Nhận biết được khí \(H_2S\) bằng dung dịch \(Pb(NO_3)_2\) do phản ứng tạo ra chất kết tủa màu đen.
\(H_2S + Pb(NO_3)_2 → PbS ↓ + 2HNO_3\)
màu đen
Loigiaihay.com
- Bài 32.14 trang 72 SBT Hóa học 10
- Bài 32.15 trang 72 SBT Hóa học 10
- Bài 32.16 trang 72 SBT Hóa học 10
- Bài 32.17 trang 72 SBT Hóa học 10
- Bài 32.18 trang 72 SBT Hóa học 10
>> Xem thêm