Bài 7: Quy tắc viết tên cơ quan, tổ chức trang 32 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp. Cách viết hoa tên của các cơ quan, tổ chức có gì khác với cách viết hoa tên người. Tách lên cơ quan, tổ chức dưới đây thành các bộ phận theo mẫu và nhận xét về cách viết hoa các bộ phận trong tên cơ quan, tổ chức. Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức theo gợi ý dưới đây.
Câu 1
Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các từ ngữ và xếp vào nhóm thích hợp.
Lời giải chi tiết:
- Tên cơ quan, tổ chức: Đài Truyền hình Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Tài nguyên và Môi trường, Trường Tiểu học Ba Đình
- Tên người: Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu
Câu 2
Cách viết hoa tên của các cơ quan, tổ chức có gì khác với cách viết hoa tên người?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Tên người:
+ Tên thông thường: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết của danh từ riêng chỉ tên người.
+ Tên hiệu, tên nhân vật lịch sử: Viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết.
- Tên cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động của cơ quan, tổ chức.
Câu 3
Tách lên cơ quan, tổ chức dưới đây thành các bộ phận theo mẫu và nhận xét về cách viết hoa các bộ phận trong tên cơ quan, tổ chức.
M: Tập đoàn Điện lực Việt Nam → Tập đoàn / Điện lực /Việt Nam
a. Trường Tiểu học Quang Trung
b. Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các câu và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Trường/ Tiểu học/ Quang Trung
b. Nhà máy/ Thủy điện/ Hòa Bình
=> Nhận xét: Quy tắc viết tên của các cơ quan, tổ chức: Viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên.
Câu 4
Thực hành viết tên cơ quan, tổ chức theo gợi ý dưới đây:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Tên trường: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Tiểu học Lý Thái Tổ, Trường Tiểu học Trung Yên,...
- Tên một cơ quan, tổ chức: Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng,…
- Bài 7: Lập dàn ý cho báo cáo thảo luận nhóm trang 33 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 8: Đò ngang trang 34 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 8: Viết báo cáo thảo luận nhóm trang 36 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 8: Đọc mở rộng trang 37 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 7: Đọc Những bức chân dung trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống