Bài 3: Anh em sinh đôi trang 16 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Tìm và nói nhanh 5 điểm khác nhau giữa 2 tranh. Long và Khánh được giới thiệu như thế nào. Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh. Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em. Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào. Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Tìm và nói nhanh 5 điểm khác nhau giữa 2 tranh.
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ 2 bức tranh và tìm ra 5 điểm khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Nội dung bài đọc
Bài đọc kể về hai anh em sinh đôi Long và Khánh. Anh Khánh rất vui vẻ, hài hước khi có cậu em trai giống mình. Còn Long luôn cố làm mọi thứ khác anh và rất khó chịu khi bị nhận nhầm là anh Khánh. |
Bài đọc
ANH EM SINH ĐÔI
Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc. Hồi nhỏ, thấy mọi người không nhận ra ai là anh, ai là em, Long khoái chí lắm. Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa. Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết".
Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc. Còn anh cậu chẳng bận tâm đến chuyện đó.
Một lần, hai anh em tham gia hội thao của trường. Long vô cùng lo lắng. Hai anh em mặc đồng phục và đội mũ giống hệt nhau, bạn bè lại cổ vũ nhầm mắt thôi. Nhưng khi thi đấu, Long nhận ra các bạn không nhầm lẫn chút nào. Các bạn cổ vũ Long đuổi theo Khánh khi Khánh dẫn đầu đường chạy. Các bạn cuống quýt gọi Khánh thay thế khi thấy Long nhăn nhó vì đau trong trận kéo co... Hội thao kết thúc trong nỗi ngạc nhiên ngập tràn của Long.
Trên đường về, Long hỏi Vân:
- Sao hôm nay không ai nhầm chúng tớ nhỉ?
Vân khúc khích:
- Vì Khánh hay cười, còn cậu lúc nào cũng nghiêm túc.
Vinh chen vào:
- Cậu thì chậm rãi, Khánh thì nhanh nhảu, sao nhầm được.
Nghe Long thắc mắc về những lần bạn bè nhầm lẫn, các bạn cùng cười:
- Nhìn xa thì tưởng giống nhau, chứ nhìn gần thì mỗi cậu một vẻ mà. Có lúc bọn tớ còn giả vờ nhầm để trêu các cậu đấy.
Anh Khánh lúc đó mới lên tiếng:
- Đôi khi giống nhau cũng hay mà, chỉ cần không bị phạt nhầm là được.
Tiếng cười rộn rã làm tan biến mọi thắc mắc của Long. Cậu cũng phá lên cười. Cậu hiểu ra: Cậu vẫn là cậu, anh Khánh vẫn là anh Khánh. Hai anh em chỉ giống nhau bề ngoài thôi.
(Châu Khuê)
Câu 1
1. Long và Khánh được giới thiệu như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu văn đầu tiên và câu văn thứ hai trong bài “Anh em sinh đôi” để tìm ra câu trả lời.
“Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc.”
Lời giải chi tiết:
Long và Khánh được giới thiệu: Khánh và Long là anh em sinh đôi. Hai anh em giống nhau như đúc.
Câu 2
2. Những chi tiết nào thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn một và đoạn hai trong bài “Anh em sinh đôi” để tìm ra câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết thể hiện cảm xúc và hành động của Long khi thấy mình giống anh:
- Hồi nhỏ, Long khoái chí lắm.
- Nhưng dần dần, Long không còn thấy thú vị nữa.
- Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết".
- Long cố gắng làm mọi thứ khác anh, từ cách nói, dáng đi đến trang phục, kiểu tóc.
Câu 3
3. Theo em, vì sao Long không muốn giống anh của mình? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Vì Long không thích bị mọi người gọi nhầm.
B. Vì Long cảm thấy phiền hà khi giống người khác.
C. Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ câu cuối của đoạn một để tìm ra câu trả lời.
Mỗi khi bị gọi nhầm tên, Long lại muốn kêu lên: “Tôi là Long, tôi chẳng giống ai hết".
Lời giải chi tiết:
Long không muốn giống anh của mình vì: Vì Long muốn khẳng định vẻ riêng của mình.
Chọn C.
Câu 4
4. Nhờ nói chuyện với các bạn, Long đã nhận ra mình khác anh như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của Vân và Vinh để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Long khác anh:
- Khánh hay cười, còn Long lúc nào cũng nghiêm túc.
- Long thì chậm rãi, Khánh thì nhanh nhảu.
Câu 5
5. Nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh thể hiện qua hành động, lời nói của từng nhân vật.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của Vân và Vinh để tìm câu trả lời. Từ đó đưa ra nhận xét về đặc điểm của Long và Khánh.
Lời giải chi tiết:
- Long: là người nghiêm túc, chậm rãi
- Khánh: là người hay cười, nhanh nhảu
=> 2 anh em chỉ giống nhau ở vẻ bề ngoài còn mỗi người mỗi vẻ.
- Bài 3: Danh từ chung, danh từ riêng trang 18 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 3: Tìm ý cho đoạn văn nêu ý kiến trang 19 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 4: Công chúa và người dẫn chuyện trang 20 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 4: Viết đoạn văn nêu ý kiến trang 21 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 4: Đọc mở rộng trang 22 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống