Bài 1: Tìm hiểu cách viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc trang 10 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu. Tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn trên. Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc. Viết 2 – 3 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về Hải Thượng Lãn Ông.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Câu 1
Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu.
(1) Nhỏ Thắm là cô bạn thân duy nhất của tôi. (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống... (3) Tình cảm mà tôi cảm nhận được ở nhỏ Thắm là một tình bạn ấm áp và thân thiết. (4) Chúng tôi thân nhau đến mức đứa này đã quen với sự có mặt của đứa kia bên cạnh. (5) Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng tôi xa nhau. (6) Vì vậy, khi nhỏ Thắm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (7) Và nó nữa, chắc nó cũng nhớ tôi lắm. (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thắm sẽ mãi mãi không thay đổi.
(Theo Nguyễn Nhật Ánh)
a. Tìm phần mở đầu, triển khai và kết thúc của đoạn văn trên.
b. Tìm nội dung tương ứng với từng phần của đoạn văn.
c. Tìm trong phần triển khai nội dung của đoạn:
- Câu nêu kỉ niệm về người bạn.
- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc.
- Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a.
- Phần mở đầu: (1) Nhỏ Thắm là cô bạn thân duy nhất của tôi.
- Triển khai: (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống... (3) Tình cảm mà tôi cảm nhận được ở nhỏ Thắm là một tình bạn ấm áp và thân thiết. (4) Chúng tôi thân nhau đến mức đứa này đã quen với sự có mặt của đứa kia bên cạnh. (5) Trước đây, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngày chúng tôi xa nhau. (6) Vì vậy, khi nhỏ Thắm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (7) Và nó nữa, chắc nó cũng nhớ tôi lầm.
- Kết thúc: (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thắm sẽ mãi mãi không thay đổi.
b.
c.
- Câu nêu kỉ niệm về người bạn: (2) Chúng tôi cùng lớn lên bên nhau, ngày ngày cùng đi chung một con đường đến lớp, cùng chia sẻ với nhau những vui buồn trong cuộc sống...
- Từ ngữ trực tiếp biểu đạt tình cảm, cảm xúc: ấm áp và thân thiết.
- Suy nghĩ, việc làm thể hiện tình cảm, cảm xúc dành cho bạn: (6) Vì vậy, khi nhỏ Thắm đi xa, tôi nhận ra tôi nhớ nó biết chừng nào. (8) Nhưng tôi tin chắc rằng dù xa cách, tình bạn thân thiết giữa tôi và nhỏ Thắm sẽ mãi mãi không thay đổi.
Câu 2
Trao đổi về những điểm cần lưu ý khi viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc.
Gợi ý:
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có mấy phần? Đó là những phần nào?
- Nội dung chính của mỗi phần là gì?
- Người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách nào?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc thường có 3 phần. Đó là mở đầu, triển khai, kết thúc.
- Nội dung chính của các phần:
+ Mở đầu: Giới thiệu người sẽ thể hiện tình cảm, cảm xúc là ai?
+ Triển khai: Nêu những kỉ niệm gắn bó, thân thiết với người đó và tình cảm dành cho họ.
+ Kết thúc: Khẳng định tình cảm bền chặt với họ
- Người viết có thể biểu lộ tình cảm, cảm xúc bằng những cách: nêu tình cảm, cảm xúc đó là gì, được biểu hiện ra sao, thông qua những kỉ niệm nào,....
Vận dụng
Viết 2 – 3 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về Hải Thượng Lãn Ông.
Phương pháp giải:
Em dựa vào suy nghĩ và tình cảm của bản thân để trả lời.
Lời giải chi tiết:
Hải Thượng Lãn Ông là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm và là một người giàu y đức, có tâm hồn và nhân cách cao đẹp - coi thường tiền bạc, vinh hoa, yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm. Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách cao đẹp của ông là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ sau ngưỡng mộ và học tập, noi theo.
- Bài 2: Vệt phấn trên mặt bàn trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 2: Tìm ý đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc về một người gần gũi, thân thiết trang 14 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 2: Giúp bạn trang 15 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 1: Câu trang 9 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 1: Hải Thượng Lãn Ông trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống