Bài 28: Chuyến du lịch thú vị trang 123 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Em đã từng được đi tham quan hoặc du lịch ở đâu? Nêu cảm nhận của em khi được đến nơi đó. Dương được ba mẹ cho đi du lịch ở đâu. Qua con mắt Dương và lời kể của bà Mi-su, tháp Ép-phen đẹp như thế nào. Theo em, vì sao Dương cảm thấy Pa-ri trở nên thân thiện hơn.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Em đã từng được đi tham quan hoặc du lịch ở đâu? Nêu cảm nhận của em khi được đến nơi đó.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại nơi em đã từng được đi du lịch hoặc tham quan và nêu cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Em đã từng được đi du lịch rất nhiều nơi. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng em là chuyến du lịch Sa Pa năm ngoái.
Sa Pa là một thị trấn nằm thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đây là một khu nghỉ dưỡng vùng núi nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước bởi khí hậu mát mẻ và khung cảnh tuyệt đẹp. Đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ rùng mình với khí lạnh đột ngột khác hẳn với không khí mùa hè nóng bức nơi đồng bằng. Chính vì vậy mà Sa Pa trở thành một địa điểm để du khách tránh nóng khi mùa hè về. Ở đây có rất nhiều những dãy núi cao thấp ẩn hiện trập trùng trong sương cùng những rừng đào bạt ngàn trải dài đến tận đường chân trời. Đặc biệt ở đây, du khách có thể tới thăm những làng dân tộc trong vùng và giao lưu với người dân bản địa. Quang cảnh ở Sa Pa thoạt nhìn rất giống phong cảnh của các nước Tây Âu, đó cũng là một đặc điểm thu hút khách du lịch.
Em rất thích thị trấn Sa Pa xinh đẹp này. Dù chuyến du lịch đã kết thúc từ rất lâu nhưng những hình ảnh về Sa Pa vẫn mãi in đậm trong tâm trí em.
Nội dung bài đọc
Bài đọc kể về chuyến du lịch Pa-ri của Dương. Dương ấn tượng nhất với tháp Ép-phen. Qua con mắt Dương và lời kể của bà Mi-su, tháp Ép-phen rất đẹp và hùng vĩ. Dương cảm thấy Pa-ri trở nên thân thiện hơn vì có bà Mi-su. |
Bài đọc
CHUYẾN DU LỊCH THÚ VỊ
Kì nghỉ hè năm nay, Dương được cùng ba mẹ đi du lịch ở Pa-ri, thủ đô của nước Pháp. Vì ba mẹ đi dự hội thảo nên Dương được bà Mi-su, một người bạn thân của gia đình, dẫn đi thăm Pa-ri bằng tàu điện ngầm.
Khi mọi người leo lên cầu thang để ra khỏi bến tàu điện ngầm thì tháp Ép-phen đã sừng sững trước mặt. Dương nắm chặt tay bà Mi-su, thì thầm: “Ôi! Tháp Ép-phen đẹp quá!”. Đứng trên quảng trường Thô-ca-đê-rô rộng lớn, Dương được ngắm nhìn toàn cảnh tháp Ép-phen cao sừng sững trên nền trời xanh bao la. Vẻ đẹp của tháp vượt xa những hình ảnh mà Dương thấy trên phim ảnh. Bà Mi-su nói:
– Tháp Ép-phen được lắp đặt hệ thống gồm 20 000 ngọn đèn và 336 máy chiếu sáng, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp. Vào buổi tối, ánh sáng đèn lung linh làm nổi bật kiến trúc độc đáo của tháp. Đó là lí do vì sao mọi người lại gọi Pa-ri là kinh đô của ánh sáng.
Bà Mi-su còn đưa Dương đi tham quan nhiều nơi khác: bảo tàng Lu-vơ-rơ, Khải Hoàn Môn,... nhưng Dương vẫn ấn tượng nhất với tháp Ép-phen.
Vèo một cái, hai ngày tham quan Pa-ri đã hết. Nắm tay Dương đi dạo trên đường phố, bà Mi-su hạ giọng thì thầm như đôi bạn thân:
– Tạm biệt Pa-ri đi! Sáng mai, cháu sẽ không đi lại trên con đường này. Vào giờ này ngày mai, gia đình cháu đã ở trên máy bay rồi.
– Cháu sẽ rất nhớ bà. Pa-ri trở nên thân thiện hơn nhờ có bà đấy ạ.
– Cháu nhất định phải đến Pa-ri thêm lần nữa nhé. Chúng ta còn nhiều nơi để khám phá.
Hai bà cháu cười vang, tay trong tay, bước đi dưới nắng vàng lung linh.
(Theo Dương Thụy)
Từ ngữ
- Hội thảo: cuộc họp ở phạm vi rộng để bày tỏ, trao đổi ý kiến về một vấn đề nào đó.
- Tàu điện ngầm: loại phương tiện giao thông chạy bằng điện, đi ngầm trong lòng đất.
Câu 1
1. Dương được ba mẹ cho đi du lịch ở đâu? Điểm tham quan nào gây ấn tượng nhất với cậu bé?
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn đầu tiên của bài đọc và câu văn sau để trả lời câu hỏi.
“Kì nghỉ hè năm nay, Dương được cùng ba mẹ đi du lịch ở Pa-ri, thủ đô của nước Pháp.”
“Bà Mi-su còn đưa Dương đi tham quan nhiều nơi khác: bảo tàng Lu-vơ-rơ, Khải Hoàn Môn,... nhưng Dương vẫn ấn tượng nhất với tháp Ép-phen.”
Lời giải chi tiết:
Dương được ba mẹ cho đi du lịch ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Dương ấn tượng nhất với tháp Ép-phen.
Câu 2
2. Qua con mắt Dương và lời kể của bà Mi-su, tháp Ép-phen đẹp như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn 2 của bài đọc và lời thoại của bà Mi-su để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Qua con mắt Dương và lời kể của bà Mi-su, tháp Ép-phen đẹp:
+ Tháp Ép-phen cao sừng sững trên nền trời xanh bao la.
+ Tháp Ép-phen được lắp đặt hệ thống gồm 20 000 ngọn đèn và 336 máy chiếu sáng, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp. Vào buổi tối, ánh sáng đèn lung linh làm nổi bật kiến trúc độc đáo của tháp. Đó là lí do vì sao mọi người lại gọi Pa-ri là kinh đô của ánh sáng.
Câu 3
3. Theo em, vì sao Dương cảm thấy Pa-ri trở nên thân thiện hơn?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của Dương ở đoạn cuối để tìm câu trả lời.
“Cháu sẽ rất nhớ bà. Pa-ri trở nên thân thiện hơn nhờ có bà đấy ạ.”
Lời giải chi tiết:
Dương cảm thấy Pa-ri trở nên thân thiện hơn vì có bà Mi-su.
Câu 4
4. Em có những hiểu biết gì về Pa-ri sau khi đọc bài “Chuyến du lịch thú vị”?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc và rút ra hiểu biết cho bản thân.
Lời giải chi tiết:
Em có những hiểu biết về Pa-ri sau khi đọc bài “Chuyến du lịch thú vị”:
+ Pa-ri có rất nhiều địa điểm để tham quan như bảo tàng Lu-vơ-rơ, Khải Hoàn Môn, tháp Ép-phen,....
+ Đứng trên quảng trường Thô-ca-đê-rô rộng lớn có thể ngắm nhìn toàn cảnh tháp Ép-phen cao sừng sững trên nền trời xanh bao la.
+ Tháp Ép-phen được lắp đặt hệ thống gồm 20 000 ngọn đèn và 336 máy chiếu sáng, tạo nên một cảnh tượng tuyệt đẹp. Vào buổi tối, ánh sáng đèn lung linh làm nổi bật kiến trúc độc đáo của tháp. Mọi người gọi Pa-ri là kinh đô của ánh sáng.
Luyện tập
Câu 1:
1. Dấu gạch ngang được sử dụng trong câu chuyện trên có công dụng gì?
Phương pháp giải:
Em tìm dấu gạch ngang được sử dụng trong câu chuyện trên và nêu công dụng của dấu gạch ngang đó.
Lời giải chi tiết:
Dấu gạch ngang được sử dụng trong câu chuyện trên có công dụng dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Câu 2
2. Ngoài công dụng nêu ở bài tập 1, dấu gạch ngang còn có công dụng nào? Em hãy đưa ra ví dụ minh hoạ.
Phương pháp giải:
Em dựa vào kiến thức về dấu gạch ngang để nêu công dụng và đưa ra ví dụ minh họa cho công dụng đó.
Lời giải chi tiết:
Ngoài công dụng nêu ở bài tập 1, dấu gạch ngang còn có công dụng:
- Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
Ví dụ: Một bữa Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình - một viên chức tài chính - vẫn cặm cụi trước bàn làm việc.
- Nối các từ nằm trong một liên danh.
Ví dụ: Theo kế hoạch, năm mới 2012 sẽ có cầu truyền hình Hà Nội – Huế – TP. Hồ Chí Minh.
- Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.
Ví dụ: Bài viết này đề cập đến các vấn đề sau:
– Khái niệm gạch ngang, gạch nối
– Phân biệt gạch ngang, gạch nối
– Lý do không nên nhầm lẫn giữa gạch ngang và gạch nối
– Cách xử lý gạch nối thành gạch ngang và ngược lại.
- Bài 28: Hướng dẫn cách viết thư trang 125 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Đọc mở rộng trang 126 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27: Viết đoạn văn tưởng tượng trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27: Luyện tập lựa chọn từ ngữ trang 121 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27: Băng tan trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống