Bài 28: Bốn mùa mơ ước trang 122 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Hãy nói về một mơ ước của em. Mỗi mùa, bạn nhỏ đã mơ ước điều gì. Cùng bạn hỏi – đáp về lí do bạn nhỏ có những mơ ước đó trong mỗi mùa. Theo mơ ước của bạn nhỏ, khung cảnh mỗi mùa hiện ra có gì đẹp. Theo em, khổ thơ cuối muốn nói điều gì về mơ ước của tuổi thơ. Tìm những thành ngữ nói về ước mơ của con người. Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa giống với từ ước mơ.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Hãy nói về một mơ ước của em.
Phương pháp giải:
Em hãy nói về ước mơ của em dựa vào gợi ý sau:
- Ước mơ đó là gì?
- Vì sao em lại ước mơ điều đó?
Lời giải chi tiết:
Em ước mơ được trở thành một chú chim vì em muốn được tự do bay lượn trên bầu trời, ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương.
Nội dung bài đọc
Bài đọc đến ước mơ bốn mùa của cô bé. Mỗi mùa bé lại có một ước mơ khác nhau. Mỗi ước mơ đều mang lại lợi ích, ý nghĩa cao cả. Bé yêu quê hương đất nước và ước mơ còn rất rộng lớn. |
Bài đọc
BỐN MÙA MƠ ƯỚC
Em mơ mình là cánh én
Gọi nắng xuân về muôn nơi
Trong veo nỗi niềm thương mến
Hoà trong rộn rã tiếng cười.
Em mơ mình là cơn gió
Giữa ngày nắng hạ nồng oi
Cùng mây bay đi đây đó
Đem mưa dịu mát muôn nơi.
Em mơ mình là vầng trăng tỏ
Lung linh giữa trời thu xanh
Vui cùng những ngôi sao nhỏ
Như ngàn đôi mắt long lanh.
Em mơ mình là ngọn lửa
Xua tan giá lạnh mùa đông
Đàn chim vui bay về tổ
Bữa cơm chiều quê ấm nồng...
Yêu từng dặm dài đất nước
Em mơ về con đường xa
Bốn mùa còn bao mơ ước
Ở phía chân trời bao la.
(Nguyễn Lam Thắng)
Câu 1
1. Mỗi mùa, bạn nhỏ đã mơ ước điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ các đoạn thơ, tìm những chi tiết về ước mơ của bạn nhỏ qua mỗi mùa.
Lời giải chi tiết:
- Mùa xuân: bạn nhỏ mơ mình là cánh én.
- Mùa hạ: bạn nhỏ mơ mình là cơn gió.
- Mùa thu: bạn nhỏ mơ mình là vầng trăng tỏ.
- Mùa đông: bạn nhỏ mơ mình là ngọn lửa.
Câu 2
2. Cùng bạn hỏi – đáp về lí do bạn nhỏ có những mơ ước đó trong mỗi mùa.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn và cùng bạn hỏi – đáp về lí do bạn nhỏ có những mơ ước đó trong mỗi mùa.
Lời giải chi tiết:
- Vì sao bạn nhỏ mơ là cơn gió?
- Vì bạn nhỏ muốn cùng mây bay đi đây đó, đem mưa dịu mát khắp muôn nơi vào những ngày hè nắng gắt.
- Vì sao bạn nhỏ mơ là vầng trăng tỏ?
- Vì bạn nhỏ muốn được sáng lung linh giữa bầu trời và vui đùa cùng những ngôi sao nhỏ.
- Vì sao bạn nhỏ mơ là ngọn lửa?
- Vì bạn nhỏ muốn xua tan cái giá lạnh mùa đông.
Câu 3
3. Theo mơ ước của bạn nhỏ, khung cảnh mỗi mùa hiện ra có gì đẹp? Em thích khung cảnh nào nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và đưa ra câu trả lời theo ý kiến riêng của mình.
Lời giải chi tiết:
Theo mơ ước của bạn nhỏ, khung cảnh mỗi mùa hiện ra đều mang những nét đặc trưng riêng của từng mùa như mùa xuân có cánh én, mùa hạ có những cơn gió cùng những ngày hạ oi ả, mùa thu có vầng trăng sáng, bầu trời thu trong xanh, mùa đông mang đến cái lạnh giá.
Em thích khung cảnh mùa thu nhất. Vì mùa thu thời tiết mát mẻ, có bầu trời thu xanh biếc và có vầng trăng cùng với những vì sao sáng lấp lánh.
Câu 4
4. Theo em, khổ thơ cuối muốn nói điều gì về mơ ước của tuổi thơ? Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Mơ ước tuổi thơ nối dài tới tận chân trời.
B. Mơ ước cho em được đến mọi miền đất nước.
C. Mơ ước đưa trẻ thơ đi tới tương lai.
Học thuộc 4 khổ thơ đầu (hoặc cả bài thơ).
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn câu trả lời đúng nhất.
Lời giải chi tiết:
Đáp án A. Mơ ước tuổi thơ nối dài tới tận chân trời.
Luyện tập
Câu 1:
Tìm những thành ngữ nói về ước mơ của con người.
Phương pháp giải:
Em tìm kiếm những thành ngữ nói về mơ ước trong những thành ngữ trên.
Lời giải chi tiết:
Cầu được ước thấy
Ước sao được vậy
Muốn gì được nấy.
Câu 2
Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa giống với từ ước mơ? Đặt câu với 2 trong số các từ tìm được.
Phương pháp giải:
Em quan sát các từ ngữ trên và tìm từ có nghĩa giống từ ước mơ.
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ nào dưới đây có nghĩa giống với từ ước mơ: ao ước, hoài bão, mong ước, khát vọng.
Đặt câu:
- Em có mong ước trở thành phi hành gia.
- Bạn ấy có khát vọng mãnh liệt.
- Bài 28: Lập dàn ý cho bài văn miêu tả con vật trang 123 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 28: Đọc mở rộng trang 124 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27: Luyện viết đoạn văn miêu tả con vật trang 120 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27: Dấu gạch ngang trang 119 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 27: Nếu em có một khu vườn trang 118 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống