Bài 24: Quê ngoại trang 109 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Khi nghĩ về quê nội hoặc quê ngoại của mình, em thường nhớ tới điều gì? Chia sẻ với các bạn một vài kỉ niệm của em về nơi đó. Ki-a sống ở đâu và quê ngoại của Ki-a ở đâu. Những hình ảnh nào trong bài cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp. Ki-a được mẹ kể cho nghe những kỉ niệm nào về tuổi thơ ở làng Chùa. Viết 2 – 3 câu về quê hương, trong đó có sử dụng một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
Khởi động
Khi nghĩ về quê nội hoặc quê ngoại của mình, em thường nhớ tới điều gì? Chia sẻ với các bạn một vài kỉ niệm của em về nơi đó.
Phương pháp giải:
Em nghĩ về những điều em thường nhớ tới khi về quê và chia sẻ với các bạn một vài kỉ niệm về nơi đó.
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Khi nghĩ về quê nội, em nhớ đến những chiều cùng lũ bạn thả diều trên triền đê. Quê của em có dòng sông nhỏ trôi lững lờ, có cánh đồng lúa chín vàng nặng trĩu hạt. Xa xa là bờ đê dài tít tắp. Mỗi buổi chiều mát, em và lũ bạn thường cùng nhau rong ruổi trên bờ đê. Nào là chơi chọi gà cỏ, chơi bịt mắt bắt dê,... nhưng thú vị nhất là chơi thả diều. Những cánh diều bay cao bay xa tít tắp trên trời cao như ước mơ tuổi thơ của chúng em cũng được chắp cánh vậy.
Nội dung bài đọc
Bài đọc nói đến quê ngoại của Ki-a. Quê ngoại của Ki-a ở làng Chùa, nơi đây rất đẹp. Ki-a được mẹ kể cho nghe về kỉ niệm thuở ấu thơ. Sau khi trở về từ chuyến thăm quê, Ki-a thường mơ thấy mình đang ở quê ngoại. Qua đó cho thấy tình cảm của Ki-a với quê hương rất sâu đậm, rất tha thiết và mong nhớ. |
Bài đọc
QUÊ NGOẠI
Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a. Ki-a không bao giờ hình dung ra quê ngoại như vậy. Những ngôi nhà nhỏ bình yên, cánh đồng lúa rộng lớn, dòng sông Đáy dài vô tận, những ao hồ nở đầy hoa sen. Có một điều Ki-a không thể nào quên là ai ở đó cũng tươi cười và yêu quý em.
Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại được ông ngoại đưa ra đê thả diều, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng và những chiếc kèn thổi vang trên mặt đê trong những chiều mùa hạ.
Sau chuyến thăm quê ngoại trở về nước Mỹ, Ki-a cảm thấy mình thật giàu có vì có thêm một quê hương. Em kể cho các bạn biết mình vừa có một chuyến đi rất xa để đến một ngôi làng ở Việt Nam. Ngôi làng đó là quê ngoại của em đấy.
Thi thoảng trong giấc ngủ, Ki-a lại mơ thấy mình đang ở quê ngoại. Tỉnh giấc, Ki-a chỉ muốn ngủ tiếp để lại nhìn thấy quê ngoại trong giấc mơ, được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãy núi tím xa. Thế mà có lúc thấy Ki-a tỉnh giấc trong đêm, mẹ không biết em vừa mơ về quê ngoại, lại bảo: “Cún con ngủ đi chứ!”. Những lúc như thế, Ki-a tự hỏi: “Mẹ có mơ về quê ngoại như mình không nhỉ?”. Và chỉ vừa đặt câu hỏi trong đầu thì Ki-a đã ngủ thiếp đi cho tới tận sáng hôm sau.
(Theo Nguyễn Quang Thiều)
Từ ngữ
Vô tận: tưởng như không bao giờ hết được.
Câu 1
1. Ki-a sống ở đâu và quê ngoại của Ki-a ở đâu?
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn đầu tiên của đoạn 1 và đoạn 3 của bài đọc để tìm câu trả lời.
“Làng Chùa là quê ngoại của Ki-a.”
“Sau chuyến thăm quê ngoại trở về nước Mỹ, Ki-a cảm thấy mình thật giàu có vì có thêm một quê hương.”
Lời giải chi tiết:
Ki-a sống ở nước Mỹ và quê ngoại của Ki-a ở làng Chùa, Việt Nam.
Câu 2
2. Những hình ảnh nào trong bài cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp?
Phương pháp giải:
Em đọc câu văn thứ 2 trong đoạn 1 của bài đọc để tìm câu trả lời.
“Những ngôi nhà nhỏ bình yên, cánh đồng lúa rộng lớn, dòng sông Đáy dài vô tận, những ao hồ nở đầy hoa sen.”
Lời giải chi tiết:
Những hình ảnh trong bài thơ cho thấy quê ngoại của Ki-a rất đẹp là: Những ngôi nhà nhỏ bình yên, cánh đồng lúa rộng lớn, dòng sông Đáy dài vô tận, những ao hồ nở đầy hoa sen.
Câu 3
3. Ki-a được mẹ kể cho nghe những kỉ niệm nào về tuổi thơ ở làng Chùa?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ 2 của bài đọc để tìm câu trả lời.
“Mẹ của Ki-a kể khi mẹ còn nhỏ, cứ vào dịp nghỉ hè là mẹ lại được ông ngoại đưa ra đê thả diều, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng và những chiếc kèn thổi vang trên mặt đê trong những chiều mùa hạ.”
Lời giải chi tiết:
Ki-a được mẹ kể cho nghe về kỉ niệm được ông ngoại đưa ra để thả diều, lấy lá dứa dại làm những chiếc chong chóng và những chiếc kèn thổi vang trên mặt đê.
Câu 4
4. Ki-a thường mơ thấy những gì về quê ngoại? Những giấc mơ đó nói lên điều gì về tình cảm của Ki-a với quê hương?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối của bài đọc để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Ki-a thường mơ thấy mình đang ở quê ngoại, được gặp những người làng Chùa, được ngắm cánh đồng, dòng sông và dãy núi tím xa.
Những giấc mơ đó nói lên tình cảm của Ki-a với quê hương rất sâu đậm. Ki-a yêu mến cảnh đẹp cũng như con người quê hương. Qua những giấc mơ đó, ta có thể thấy rằng Ki-a rất yêu quê hương và khao khát được trở về thăm quê ngoại.
Câu 5
5. Câu chuyện “Quê ngoại” gợi cho em cảm nghĩ gì về tình cảm của mỗi người đối với quê hương?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện "Quê ngoại" gợi cho em cảm nghĩ tình cảm của mỗi người đối với quê hương là tình cảm rất thiêng liêng, cao quý. Tình cảm ấy không cần ai dạy, không cần tạo dựng cũng có sẵn trong mỗi người dân Việt Nam chúng ta. Dòng tình yêu quê hương ấy như một ngọn lửa âm ỉ, được truyền từ thời cha ông đến chúng ta, luôn day dứt, khắc khoải trong lòng khiến mỗi người con, đặc biệt là người con xa quê tha thiết được về thăm quê hơn bao giờ hết.
Luyện tập
Câu 1:
1. Tìm từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Xa xôi: gần gũi
- Rộng lớn: nhỏ bé, hạn hẹp
- Bình yên: loạn lạc, ồn ào
Câu 2
2. Viết 2 – 3 câu về quê hương, trong đó có sử dụng một cặp từ có nghĩa trái ngược nhau.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tình cảm của mỗi người đối với quê hương là tình cảm rất to lớn, thiêng liêng, cao quý. Tình cảm ấy có sẵn trong mỗi người dân Việt Nam dù là người trẻ hay người già..... Nó luôn day dứt, khắc khoải trong lòng khiến mỗi người con, đặc biệt là người con xa quê tha thiết được về thăm quê dù là trong khoảnh khắc nhỏ bé.
Cặp từ trái nghĩa: người trẻ - người già; to lớn – nhỏ bé
- Bài 24: Trả bài văn miêu tả cây cối trang 110 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 24: Đọc mở rộng trang 111 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 23: Viết bài văn miêu tả cây cối trang 108 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 23: Luyện tập viết tên cơ quan, tổ chức trang 107 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 23: Đường đi Sa Pa trang 106 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học - Tiết 6, 7 trang 139 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 5 trang 138 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 3, 4 trang 136 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập cuối năm học - Tiết 1, 2 trang 134 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 30: Cuộc sống xanh trang 133 SGK Tiếng Việt lớp 4 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống